您当前的位置:首页 > 知识

Thời trẻ liên tục vay nợ, 9X rút ra bài học chi tiêu khi mắc khoản nợ lớn

发布时间:2024-10-16 22:15:56
Chỉ đến khi phải vay nợ một khoản tiền lớn,ờitrẻliêntụcvaynợXrútrabàihọcchitiêukhimắckhoảnnợlớ chị Huyền mới rút ra bài học chi tiêu phù hợp thay cho lối sống 'bóc ngắn cắn dài' trước đây.LỜI TÒA SOẠN:

Việc quản lý chi tiêu trong gia đình luôn là mối quan tâm và lo lắng của nhiều người. Báo VietNamNet giới thiệu tuyến bài "Bí quyết chi tiêu" nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính, tìm cách tăng tích lũy của một số gia đình để có được cuộc sống chất lượng hơn. 

Trước khi sang Nhật học và làm việc, chị Trần Thị Huyền (34 tuổi, hiện ở Hà Đông, Hà Nội), sống cùng bố mẹ ở Hải Dương. Chị làm việc ở công ty gần nhà với lương 7 triệu đồng/tháng vào năm 2015. Không mất tiền nhà, tiền ăn nhưng chị chẳng tiết kiệm được đồng nào, thậm chí nhiều tháng còn phải đi vay thêm. 

Thói quen chi tiêu ngày ấy của chị, là vừa nhận lương xong đã nghĩ ngay đến việc mua món đồ mình "ngâm cứu" từ trước, rồi sau đó mới nghĩ tới chuyện trả nợ. Sau khi mua sắm và trả nợ xong, chị chỉ còn lại chút ít tiền để tiêu cho tới cuối tháng. Khi không đủ, chị lại đi vay. Cứ như vậy thành một vòng luẩn quẩn.

“Hồi đó, mình ham mua sắm, làm đẹp, thích trưng diện, không có định nghĩa về việc phải tiết kiệm cho tương lai”, bà mẹ 2 con chia sẻ.

chi tieu 2a.jpg
Chị Huyền rút ra bài học về quản lý tài chính cá nhân sau khi phải vay ngân hàng 300 triệu đồng để đi du học. Ảnh: NVCC

Đến năm 2015, khi quyết định sang Nhật Bản du học, gia đình chị phải vay ngân hàng số tiền 300 triệu đồng. Lúc mới sang, dù đã mang nợ, chị vẫn chưa tiết kiệm. Chị nghĩ rằng, còn đôi bàn tay thì lúc nào cũng kiếm tiền được.

Chỉ đến khi đối mặt nguy cơ không gia hạn được thị thực, phải về nước, chị mới nghĩ tới việc phải làm gì trong nước để trả được số tiền nợ. Chỉ có làm ở nước ngoài, tỷ giá đồng tiền chênh lệch, chị mới có thể trả được khoản vay đó. May mắn, thị thực được gia hạn, chị bắt đầu lao vào kiếm tiền, tiết kiệm để trả nợ. 

“Một tháng tôi làm được 200 - 250 nghìn Yen, tương đương 40- 50 triệu đồng khi đó. Tôi gửi về 150 - 200 nghìn, giữ lại khoảng 70 - 100 nghìn Yen. Số tiền còn lại, tôi chi cho tiền nhà, tiền điện nước, wifi, tiền ăn, tiền vé tàu. Tôi không chi tiền mua quần áo. Sinh nhật hoặc Tết mới dám tự thưởng cho bản thân.

Nói thật là không hề sung sướng. Bản thân mỗi lần nhận lương xong lập tức gửi về Việt Nam, thấy rất hụt hẫng. Đi làm vất vả như vậy mà tiền cầm chưa nóng tay đã phải trả nên từ đó trở đi, tôi rất ít khi vay tiền người khác”.

Tiết kiệm không phải là hà tiện 

Đến khi lấy chồng, chị không còn nợ nần nữa và bắt đầu học cách tiết kiệm. Đến ngày nhận lương, chị chia thành các khoản rành mạch: Sinh hoạt phí, tiền ăn uống, tiền nhà, tiền học… Chị thường ấn định con số cụ thể và bỏ riêng từng khoản. 

Phần còn lại, chị bỏ vào tài khoản tiết kiệm, không được đụng tới. “Tháng nào ăn tiêu quá đà, cuối tháng tự bóp mồm, bóp miệng. Bóp rồi mà vẫn không cầm cự được tới cuối tháng thì muối mặt đi vay, xấu hổ quá sẽ tự biết chừa.

Thời điểm bắt đầu đưa bản thân vào kỷ luật tiết kiệm, tôi cần phải 'nghiêm khắc' với bản thân như vậy. Còn hiện tại, tiết kiệm đã trở thành thói quen thì mọi thứ dễ dàng và linh hoạt hơn. Hiện tại, tôi có tạo bảng chi tiêu cá nhân để kiểm soát chuyên nghiệp hơn, thay vì làm thủ công như trước”.

Chị cho biết, thời điểm phải trả nợ, việc tiết kiệm với chị đúng nghĩa là làm việc cật lực, chắt bóp, dè sẻn. Còn thời điểm này, tiết kiệm là chi tiêu đúng, chi tiêu để đầu tư, không phải là không dám tiêu, tiêu cái gì cũng tiếc tiền.

chi tieu 2b.jpg
Chị Huyền cho biết, khi đã có con, chị không thể chi tiêu quá tằn tiện như lúc độc thân, mà sẽ chọn cách tiêu dùng hợp lý. Ảnh: NVCC

Dưới đây là một số mẹo tiết kiệm chị Huyền đã đúc rút được:

1. Luôn ghi chép thu chi đầy đủ 

Chị tạo bảng excel riêng để ghi chép thu chi của gia đình và đã duy trì việc này suốt 4 năm qua. Cụ thể:

- Tiền nhà, phí chung cư, điện nước, tiền học của con... thanh toán trong một ngày của tháng rồi ghi chép một thể.

- Tiền ăn, mua sắm đồ dùng gia đình, tiêu lặt vặt trong ngày... khoán sẵn một khoản tách riêng để tiêu đến cuối tháng.

- Tiền bảo hiểm đóng theo năm, mỗi tháng trích một khoản bỏ vào “quỹ đóng bảo hiểm” cất đi, đủ một năm thì đóng.

Như vậy việc ghi chép sẽ nhanh gọn hơn, không bị bỏ sót. Việc ghi chép giúp chị Huyền đánh giá được tài chính của gia đình, điều chỉnh lại thu chi cho hợp lý để sớm đạt được kế hoạch trong tương lai như mua nhà, mua xe...

Hiện tại, chị Huyền sử dụng thêm một số ứng dụng ghi chép, để tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

2. Tận dụng tiêu dùng bằng thẻ tín dụng

Với nhiều người, thẻ tín dụng khá nguy hiểm vì nếu không cẩn thận sẽ trở thành con nợ. Nhưng chị Huyền đã tìm hiểu kĩ, tận dụng mua sắm, đóng phí bảo hiểm bằng thẻ tín dụng để được hoàn phí.

Chị Huyền cho biết mình có 2 thẻ, một thẻ chỉ để đóng phí bảo hiểm cho gia đình, một thẻ để mua sắm đồ dùng trên sàn thương mại. Một năm số tiền hoàn cũng được 8-10 triệu đồng.

3. Đầu tư trong vòng tròn hiểu biết

Có tiền tiết kiệm mà để nằm im trong két sắt thì chỉ là tiền chết. Do đó, chị Huyền sẽ đem đi đầu tư để sinh lời. Tuy nhiên, chị không ham hố đầu tư lãi suất cao nếu như không hiểu biết gì về kênh đầu tư đó. 

Chị cho biết rất thích khái niệm Vòng Tròn Hiểu Biết của tỷ phú Mỹ Warren Buffett. Ông chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mà ông hiểu tường tận về nó nhất.

4. Thực hiện lối sống tối giản 

Chị Huyền vẫn mua sắm quần áo, đồ dùng khi cần thiết để đầu tư cho công việc hay cuộc sống. Song, chị không mua sắm theo cảm xúc nhất thời, không mua theo kiểu mua về rồi nhét tủ, mấy năm vẫn chưa cắt mác. 

Chị thích chọn những kiểu thiết kế, màu sắc cơ bản, vừa dễ kết hợp, vừa không nhanh lỗi mốt. Đặc biệt, chị thường chọn mua hàng chất lượng tốt để dùng bền lâu, như vậy mới chính là tiết kiệm, lại ít thải rác ra môi trường.

Đồ ăn, thức uống chị mua vừa đủ, tránh mua thừa. Nấu vừa đủ ăn sẽ khiến người ăn thấy ngon miệng, hơn là nấu thừa thãi, ăn không hết. Chị cố gắng nấu tại nhà để đảm bảo chất lượng. Mỗi tuần sẽ ra hàng quán ăn 1 lần để thay đổi không khí.

Nhà chị có rất ít đồ dùng. Chị Huyền chỉ mua sắm những đồ dùng gia đình thực sự cần. Ví dụ như tivi, nhà chị không mua, vì vợ chồng không xem tivi nhiều, cũng như đỡ phát sinh việc con đòi xem. Nhà ít đồ cũng dễ dọn dẹp, ít tích tụ bụi bẩn.

5. Tận dụng các chương trình khuyến mại

Chị Huyền cho biết, chị chủ yếu mua sắm trên sàn thương mại điện tử, hàng tháng đều có chương trình khuyến mại. Chị lên danh sách đồ cần mua, bỏ vào giỏ hàng, tới ngày khuyến mại mua một thể.

Số tiền được giảm kha khá, lại còn được miễn phí hoặc giảm phí vận chuyển. Ngoài ra, chị còn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, sẽ được hoàn tiền như trên.

6. Tránh “chốt nóng”

Chị cố gắng không mua đồ ngay tại lúc đang rất thích, mà sẽ bỏ vào giỏ hàng, 1 - 2 ngày sau xem lại để quyết định có nên mua hay không. Cách này giúp chị khắc phục được 80%, còn 20% thì đôi khi vẫn bị “chốt nóng”.

7. Trang bị bảo hiểm

Chị mua bảo hiểm từ năm 2020, đúng với ý nghĩa để bảo vệ tài sản của gia đình, nhỡ ốm đau thì có bảo hiểm chi trả. 

Chị Huyền cho biết, trên đây là những kinh nghiệm tiết kiệm của chị. Chị cũng nhấn mạnh, nếu chỉ tiết kiệm thôi là chưa đủ, còn cần phải biết tăng thu nhập để sớm đạt được các kế hoạch tài chính.

“Tôi đang cố gắng để có thêm nhiều khoản thu nhập thụ động hơn”, chị nói. 

Sinh 5 con trong 7 năm, bà mẹ Hà Nội chi tiêu 50 triệu đồng mỗi tháng

Sinh 5 con trong 7 năm, bà mẹ Hà Nội chi tiêu 50 triệu đồng mỗi tháng

7 năm sinh liền 5 đứa con, chị Thủy (SN 1995) cho biết tất cả đều nằm trong kế hoạch của hai vợ chồng, không phải do 'nhỡ' hay cố đẻ cho được con trai.Triệu phú tự thân tiết lộ sai lầm chi tiêu phổ biến của các cặp vợ chồng

Triệu phú tự thân tiết lộ sai lầm chi tiêu phổ biến của các cặp vợ chồng

MỸ - Triệu phú tự thân tiết lộ sai lầm phổ biến mà các cặp vợ chồng thường gặp khi quản lý tiền bạc. Anh đã giúp đỡ nhiều cặp đôi vượt qua những thách thức tài chính.Vợ chồng trẻ chi tiêu 60 triệu đồng/tháng xin tư vấn 'thắt lưng buộc bụng'

Vợ chồng trẻ chi tiêu 60 triệu đồng/tháng xin tư vấn 'thắt lưng buộc bụng'

Vợ chồng trẻ sinh năm 2000, mỗi tháng thu nhập 90 triệu đồng, chi tiêu 60 triệu đồng. Người vợ cần tư vấn để có thể tiết kiệm được nhiều hơn.
声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
31
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 17566 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Khánh Hòa phát triển 2 huyện miền núi thành các tiểu đô thị sinh thái rừng
  • 全面深化改革 引深“三大突破”——四论贯彻落实全省经济工作会议精神
  • 2016年高校招生艺术类书法学专业成绩可查询
  • 疯狂电信诈骗:老问题背后有多少“新花招”
  • Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc chuyển mưa rét
  • 152批次食品“体检”桶装水又成不达标“重灾区”
  • 2016年高校招生艺术类书法学专业成绩可查询
  • 2016年我省十大重点领域计划投资9088亿元
  • 155 nhân sự trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam khoá XIII
  • 李骏虎委员:合理增加教育投入 科学配置师资力量
  • 相关文章
    热门点击
  • Chiến sĩ Đỗ Đức Việt hy sinh với lời hẹn dang dở đưa bà ngoại đi du lịch
  • 我省电力推进合表改造
  • 多家新型金融机构将加速设立
  • 6月起 山西机动车驾驶人可实现自主报考
  • Cần bịt chặt những “kẽ hở” làm phát sinh tiêu cực trong đăng kiểm
  • 拼车回家最好签份书面协议
  • 拼车回家最好签份书面协议
  • 我省将全面推进电能替代
  • Hủy kết quả thi tốt nghiệp đối với thí sinh làm lột lọt đề thi môn Toán
  • “非遗文化墙”将亮相中国煤炭博物馆
  • 标签云
    Sơ tán 148 người bị cô lập do mưa lũ ở Hòa Bình  我省电力推进合表改造  晋辽、晋津开辟便捷新通道  山西工会助农民工追回欠薪1.5亿元  Hai mẹ con đuối nước thương tâm dưới ao tôm  8岁女儿用攒下的二百多元零花钱给父母买了圣诞礼物  全省50%以上县市6月底前颁发不动产新证  疯狂电信诈骗:老问题背后有多少“新花招”  Hồ thủy điện tại Huế nhận lệnh khẩn cấp  太原小店区图书馆启用智能设备  李骏虎委员:合理增加教育投入 科学配置师资力量  违反中央八项规定精神 省纪委通报6起典型问题  Đường phố Hà Nội vắng hoe chiều 29 Tết  11月份 我省CPI继续低位运行  11月份 我省CPI继续低位运行  省城最严“禁炮令”下,垃圾少了空气好了  Kháng kháng sinh  我省完成2015年国家食品安全监督抽检工作  我省食品安全整治紧盯农产品  5日,瑞雪将飘洒我省中北部  Bình Thuận huỷ biên bản giao đất dự án mà Bộ Công an đang điều tra  “非遗文化墙”将亮相中国煤炭博物馆  晋剧《红高粱》首掀大幕  寒潮突袭 动物园里的“宝宝”们咋过冬?  Chấp thuận phương án làm ga ngầm C9 cạnh Hồ Gươm  驾驶人自主约考 这些东西须知晓  省城春节黄金周十大商企销售近亿元  村医签约 农民有了“健康大管家”  Chung kết Đường lên đỉnh Olympia có thêm 2 câu hỏi lịch sử có đáp án sai  我省食品安全整治紧盯农产品  我省发布2015年全省经济运行情况  山西启动修复《华严经》等一级古籍  Bác sĩ “bỏ phố về quê” vì những người bệnh nghèo cùng cực  山西交警开启“春运模式” 307个执法站将全启动  2016年我省十大重点领域计划投资9088亿元  今年夏天太原人去上海有望乘动车  Bộ GTVT lập Ban chỉ đạo triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành  6月起 山西机动车驾驶人可实现自主报考  我省鼓励民营企业参与国企改制重组  寒潮突袭 动物园里的“宝宝”们咋过冬? 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |