您当前的位置:首页 > 知识

Khốn khổ vì người giàu 'thao túng' ban phụ huynh lớp

发布时间:2024-10-16 22:15:28
Lần họp phụ huynh đầu năm học,ốnkhổvìngườigiàuthaotúngbanphụhuynhlớ tôi ngồi cạnh một chị trông khá sang. Khi cô giáo gợi ý lập quỹ khuyến học để khen thưởng các con mỗi tháng, kêu gọi mỗi cha mẹ góp 50.000-100.000 đồng/kỳ, chị hô “đóng hẳn 200.000 đồng cho thoải mái” và nộp luôn tiền.

Mỗi dịp đầu năm học, vai trò của Ban đại diện phụ huynh luôn trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo cha mẹ học sinh và giáo viên. Liệu Ban phụ huynh có thực sự đại diện cho tiếng nói của phụ huynh và làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình?

Diễn đàn Vai trò của Ban đại diện phụ huynh trong nhà trường do chuyên mục Giáo dục của VietNamNet mong muốn lắng nghe ý kiến, chia sẻ và đóng góp từ chính các bậc phụ huynh, giáo viên và những ai quan tâm tới nền giáo dục nước nhà để xây dựng giải pháp thực tiễn cho vấn đề này.

Bài viết dưới đây là ý kiến của một phụ huynh tại Hà Nội chia sẻ với diễn đàn. 

Là một phụ huynh có con 2 con, một cháu lớp 10, một cháu lớp 3, tôi đã tham gia nhiều cuộc họp phụ huynh qua các năm học, và cảm nhận áp lực từ việc đóng góp quỹ lớp  ngày càng phức tạp và nặng nề.

Thực tế, tôi đã nhiều lần chứng kiến những phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả - giữ vai trò trong ban phụ huynh - chi phối các hoạt động lớp học. Họ thường hô hào đóng góp nhiều, thậm chí sẵn sàng chi mạnh tay cho các hoạt động của lớp, trong khi nhiều phụ huynh khác, gồm cả tôi, cảm thấy bị đẩy vào thế khó xử. Câu chuyện đóng góp quỹ lớp giờ đây không chỉ đơn thuần là để phục vụ các hoạt động học tập, mà còn trở thành một công cụ để thể hiện địa vị của một số ít người.

Áp lực từ phụ huynh giàu có

Tôi nhớ mấy năm trước, khi đi họp cho con gái lớp 1 và ngồi cạnh một chị phụ huynh trông có vẻ sang chảnh, tôi nghe chị tâm sự rằng mỗi tháng "bồi dưỡng" cho cô 500.000 đồng để cô quan tâm con hơn cho bé mau thích ứng, đi học thấy vui.

Một lúc sau, trong cuộc họp, khi cô giáo gợi ý lập quỹ khuyến học để khen thưởng, động viên các con mỗi tháng và kêu gọi mỗi cha mẹ đóng góp 50.000 - 100.000 đồng/kỳ, chị này hô “đóng hẳn 200.000 đồng cho thoải mái” và nộp luôn tiền tươi. Cuối buổi họp hôm đó, chị được bầu làm hội trưởng hội phụ huynh và cả năm học ấy chị luôn nhiệt tình hô hào đóng góp mỗi khi trường phát động phong trào hay hoạt động nào. 

Còn năm ngoái, khi con trai tôi học lớp 9, quỹ lớp chính thức là 600.000 đồng/học kỳ, nhưng trong năm có nhiều khoản phát sinh liên tục và hầu hết đều xuất phát từ ý kiến của hội trưởng hội phụ huynh - một người khá giả và luôn muốn tạo “những trải nghiệm khó quên” cho các con.

Đầu năm, khi một số mẹ bàn việc cho các con chụp ảnh kỷ yếu sớm để yên tâm ôn thi, chị trưởng ban hăng hái đề xuất kinh phí, nhóm chụp ảnh chuyên nghiệp với đầy đủ trang phục, phụ kiện… Cộng thêm khoản thuê xe đưa các con đến hai địa điểm chụp là công viên và Văn Miếu Quốc Tử Giám, chưa kể một số phụ huynh thuê người trang điểm cho con, rửa ảnh, tổng chi phí cho “vụ” này mỗi gia đình phải bỏ ra cả hơn triệu đồng.

Tôi thật sự băn khoăn, bởi không phải nhà nào cũng có điều kiện để chi một khoản lớn như vậy chỉ để chụp vài bức ảnh. Nếu từ chối tham gia, con tôi sẽ bị lạc lõng giữa các bạn, nên bố mẹ vẫn phải "cắn răng". 

Sang học kỳ 2, khi các con bắt đầu bước vào giai đoạn ôn nước rút cho kỳ thi vào lớp 10, hội trưởng phụ huynh tiếp tục đề xuất các bố mẹ chi một khoản để mua trà sữa và nước mát hàng ngày cho cô giáo và các con sau giờ học căng thẳng, nắng nôi. Chưa kịp để mọi người ý kiến, vị này chuyển một triệu cho thủ quỹ và đăng ảnh chụp màn hình luôn để khích lệ việc đóng quỹ, đồng thời nói khoản này tự nguyện, ai muốn đóng bao nhiêu cũng được, thiếu thì chị sẽ bù, thừa cuối năm các con liên hoan.

Bản thân tôi không thích cho con uống trà sữa hay những thứ gọi là nước mát vốn toàn đá và đường, lại không biết có đảm bảo an toàn vệ sinh. Mỗi ngày, tôi đã chuẩn bị sẵn cho con một hộp sữa hoặc sinh tố mang theo. Thế nhưng không góp vào quỹ vì hơi “muối mặt” vì mỗi chiều các mẹ sẽ đếm sĩ số trong lớp để đặt nước cho tất cả vì không muốn “bất cứ con nào bị bỏ lại”. 

Tôi thực sự thấy bức xúc vì những hoạt động như thế này không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng lại được một số phụ huynh có điều kiện kinh tế kêu gọi như một cách “vì con em chúng ta”.

Không chỉ gia đình tôi, nhiều phụ huynh khác cũng cảm thấy áp lực từ những khoản đóng góp này. Chị Hằng, một phụ huynh có con cùng lớp với bé lớn nhà tôi, chia sẻ: "Tôi đã nhiều lần cảm thấy không thoải mái khi nghe những đề xuất từ hội trưởng. Gia đình tôi không có điều kiện, hai vợ chồng làm công ăn lương nuôi 3 đứa con tuổi đi  học, mỗi lần đóng góp là một gánh nặng. Nhưng nếu từ chối, tôi lại sợ con bị bạn bè xì xào”.

Một anh hàng xóm từng than thở với tôi chuyện con đi học về tấm tức bảo: “Bố làm con xấu hổ. Hôm nay trên lớp chúng nó kháo nhau chuyện bố phản đối khoản đóng tiền hội thi trung thu trên nhóm Zalo phụ huynh, khiến bố cái Bình phải đóng thay”. Người hàng xóm nói anh không đồng tình khi ban phụ huynh bày vẽ quá nhiều thứ đồ trang trí chỉ dùng một lần rồi bỏ, dự chi cả vài triệu cho dịp trung thu. Nhưng khi nhìn những giọt nước mắt của con, anh không biết mình có làm đúng. 

Cần sự thay đổi

Những câu chuyện như của gia đình tôi, chị Hằng hay anh hàng xóm chỉ là một phần nhỏ của bức tranh lớn hơn về sự chi phối của những phụ huynh giàu có trong lớp học. Khi một số ít người sẵn sàng chi tiêu mạnh tay, họ tạo ra những chuẩn mực vô hình về đóng góp, khiến những phụ huynh khác cảm thấy áp lực hoặc bị đặt vào tình huống khó xử.

Việc một số phụ huynh đóng góp nhiều hơn không chỉ tạo ra sự chênh lệch về vật chất, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của các con. Một môi trường học tập lành mạnh nên dựa trên sự bình đẳng, không phải là nơi để các con so sánh nhau về những gì cha mẹ mình đóng góp. Nếu không kiểm soát, điều này có thể dẫn đến những hệ lụy không tốt cho sự phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ.

Tôi tin rằng, đã đến lúc chúng ta cần có một cái nhìn nghiêm túc về việc quản lý quỹ lớp và các khoản đóng góp trong trường học. Quỹ lớp nên dựa trên sự tự nguyện và phải phù hợp với điều kiện của đa số phụ huynh. Những khoản đóng góp quá lớn, không cần thiết chỉ làm gia tăng áp lực và tạo ra sự phân biệt giữa học sinh. Điều này đi ngược lại với mục tiêu giáo dục toàn diện và bình đẳng mà nhà trường hướng tới.

Tôi thực sự mong rằng, hội phụ huynh sẽ có sự thay đổi trong cách quản lý quỹ lớp, làm rõ các quy định, để mọi phụ huynh đều cảm thấy thoải mái khi đóng góp, không bị áp lực tài chính. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập công bằng cho tất cả các con, không phải là nơi để thể hiện địa vị hay quyền lực qua việc chi tiền của cha mẹ.

Lê Bình(Hà Nội)

Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: [email protected]. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!Ban phụ huynh được kêu gọi đóng góp những khoản tiền gì?

Ban phụ huynh được kêu gọi đóng góp những khoản tiền gì?

Cứ đầu mỗi năm học, trước những phản ánh tình trạng lạm thu tại các địa phương, nhiều phụ huynh thắc mắc Ban đại diện cha mẹ học sinh được và không được quyên góp các khoản tiền gì?Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chiếc điều hòa cuối năm học

Trưởng ban phụ huynh bật khóc vì chiếc điều hòa cuối năm học

"Khi các con ra trường, dù đã thống nhất phương án thanh lý điều hòa để có quỹ liên hoan cho các con, vẫn có phụ huynh chỉ trích tôi là ‘của người phúc ta’, lấy tài sản chung của lớp để lấy lòng ban giám hiệu”, chị Dung kể lại.
声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
4
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 38722 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Khánh Hòa khẩn trương làm rõ nguyên nhân 166 học sinh bị ngộ độc phải nhập viện
  • 游泳和器械锻炼哪个更健康,锻炼是饭前好还是饭后
  • 在古代 从广州到北京需要多长时间 结果可能和想的不一样
  • 《西游群英传》兔西西模仿秀 做超级模仿达人
  • Áp thấp nhiệt đới đang trên vùng biển Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế
  • 一段凄美与浪漫的共奏《迅游世界》主题曲MV发布
  • 盘点以《西游记》为题材的网游游戏
  • 难怪司马懿会撤兵 看城楼上的两个书童 才是空城计关键点
  • Phát hiện nhiều mảnh xương không lành lặn tại chân cầu
  • 《剑网》全新英雄版即将开放,海量更新抢先揭秘
  • 相关文章
    热门点击
  • Đà Nẵng cho toàn bộ người lao động nghỉ làm việc từ 12 giờ trưa nay
  • 全民上演“无间道”《西游记》新片刺探任务曝光
  • 胆大心细 《新天骄》玩家战绩辉煌
  • ​为何明年起将连续5年没有年三十
  • Toàn cảnh thi công hầm lớn nhất cao tốc Bắc Nam, đoạn Mai Sơn
  • 大战牛魔王《西游记》新资料片 三大亮点 重推PK
  • 《西游群英传》日常副本经验可储存
  • 《苍茫世界》首次封测评测
  • Xử phạt doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm chứa Methanol vượt giới hạn
  • 《神话》准公测火爆 最新版本全方位评测
  • 标签云
    Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo tiền phương chỉ đạo ứng phó bão số 4  网龙联合EA公布首款3D网游《地下城守护者世界》  《魔域》吸血圣战首测告捷 新服火爆频开  司马昭要杀刘禅 刘禅在门上刻下3个字 司马昭顿时杀意全无  Đà Lạt khen thưởng tài xế trả lại 190 triệu đồng khách đánh rơi  非诚勿扰惊现优质男,获《猎国》佳缘MM青睐  一号难求《新鬼吹灯》最终豪华封测今日即将开启  《聚仙》封测服宕机,公测服送金  Cuồng ghen dẫn đến hành hung giết người  《西游群英传》兔西西模仿秀 做超级模仿达人  你爱或者不爱《梦幻西游》绝美的锦衣就在那等你  放量不限购 《月影传说》1级独享世家家园  Thời tiết ngày 28/10: Bắc Bộ ngày nắng, Nam Bộ mưa dông  四季樱草的养植方法和注意事项  文殊兰叶斑病防治方法  惊爆 《神武》策划现场现身爆料 透露新内容玩法  Chùm ảnh: Triều cường ĐBSCL vẫn tiếp tục ở mức cao  ​智利是属于哪个国家 智利国家富裕吗  《大话仙剑》即将公测 重金奖励内测老玩家  盐荒了有没有!《巨刃》果断说NO  Cúc tiến vua trải thảm vàng trên cánh đồng ở Hải Phòng  无职业限制 《热血世界》内测职业选择推荐  《光之冒险》15人敢死队打造 最强“中国远征军”  这3种花,家里要是有1棵,给100万都不卖!  Sở GD – ĐT TP.HCM thành lập đoàn kiểm tra thu chi các cơ sở giáo dục  二战最惨飞行员 挂在树上70年之后才被人发现 身上长满草  增程式汽车发动机功率是多少,什么是增程式汽车  光圈大小的区别 摄像头光圈越小越好吗  Thời tiết ngày 5/3: Miền Bắc mưa phùn và sương mù, miền Nam nắng nóng  毛尖属于什么茶 毛尖茶怎么泡才好喝  《魔域》吸血鬼职业技能大解析  超越乔峰!《天龙八部2》 少室山浴血之战全纪录  Tai nạn giao thông trên Cao tốc Trung Lương  同时在线突破20万!《征途2》武林精英新玩法曝光  缸养锦鲤需要什么设备,有什么技巧  同时在线突破20万!《征途2》武林精英新玩法曝光  Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời ở tuổi 76  新学期如何有效防控近视  向8强晋级!《问道》 首届跨服争霸赛火热开战中  建兰叶子发黄怎么办补救处理方法 黄叶枯萎的原因 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |