您当前的位置:首页 > 时尚

Làm sao để đấu thầu thuốc không còn tâm lý “sợ sai”?

发布时间:2024-10-16 22:19:23

Ngày 3/8/2022,àmsaođểđấuthầuthuốckhôngcòntâmlýsợ Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Trung tâm) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu đối với 3 gói thầu thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia, với tổng giá kế hoạch hơn 7.630 tỷ đồng, giá trúng thầu là 6.293 tỷ đồng, tiết kiệm được 1.337 tỷ đồng, thậm chí có thuốc chỉ còn 46-48% so với giá kế hoạch.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) phân tích cụ thể, đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng phải thúc đẩy để các sở y tế, bệnh viện căn cứ vào kết quả trúng thầu này khẩn trương lập các kế hoạch, các dự toán để ký hợp đồng mua thuốc đối với các doanh nghiệp này. 

PV:Tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là thuốc hiếm, tại các bệnh viện, tiếp tục là vấn đề cấp bách. Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã có những động thái tháo gỡ, trong đó, đã thúc đẩy đấu thầu tập trung. Theo ông giải pháp này có đủ để giải tỏa tình trạng thiếu thuốc hiện nay?   

Ông Nguyễn Huy Quang:Chủ trương tập trung đấu thầu thuốc, trong đó có đấu thầu thuốc quốc gia, cấp tỉnh và cấp độ cơ sở khám, chữa bệnh là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước khi cố gắng thực thi nghiêm chỉnh các văn bản quy định của Luật Đầu tư, của Luật Dược, với mục đích làm thế nào có được thuốc có chất lượng, bảo đảm cung ứng cho người dân. Nhưng thuốc đó cũng phải bảo đảm có khung giá ở mức độ ổn định và có thể chấp nhận được cho người bệnh, đó chính là mục tiêu chúng ta đặt ra. 

Thời gian qua, chúng ta đã tập trung vào các thuốc đấu thầu, trên cơ sở đó đã góp phần làm giảm giá thuốc ở nhiều chuyên khoa khác nhau, đặc biệt, là các chuyên khoa liên quan đến sản khoa, thuốc cấp cứu và một số thuốc biệt dược khác. Đây cũng là nét rất ưu điểm. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau đã dẫn đến tình trạng thiếu thuốc ở một số bệnh viện Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. 

Theo báo cáo của các tỉnh, hiện nay tình trạng thiếu thuốc ở các tỉnh và các bệnh viện trực thuộc bộ là 75% các loại thuốc và các vật tư tiêu hao cũng thiếu 73%, riêng trang thiết bị y tế cũng thiếu mất hơ 40%, đây chính là các con số đáng báo động bởi nó sẽ ảnh hưởng luôn đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và làm cho tính công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh của chúng ta giảm sút, nhất là với người bệnh sử dụng Bảo hiểm y tế (BHYT).

Danh mục thuốc BHYT không được đấu thầu. Vì vậy người ta mới giới thiệu người nhà người bệnh đó phải ra ngoài để mua thuốc, người bệnh phải bỏ tiền túi của mình để trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho mình trong khi mình xứng đáng được hưởng quyền lợi BHYT. Đây cũng là vấn đề liên quan đến mất cân bằng trong khám bệnh, chữa bệnh và mất tính ổn định của thị trường thuốc, thị trường vật tư y tế và thị trường trang thiết bị y tế. 

PV:Ông có thể nêu những bất cập trong đầu thầu thuốc hiện nay? Bởi thực tế, nhiều bệnh viện tư vẫn có thuốc, còn bệnh viện công thì không? 

Ông Nguyễn Huy Quang:Chúng ta có một số nguyên nhân chủ quan, một số nguyên nhân khách quan. Về nguyên nhân khách quan, chúng ta trải qua thời gian dịch bệnh kéo dài hơn 2 năm dẫn đến đứt gẫy các chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là liên quan đến Logistic, liên quan đến bảo quản, vận chuyển hay vấn đề nhân công trong cả chuỗi sản xuất, làm cho giá thuốc ở một số thị trường, kể cả các quốc gia phát triển bị ảnh hưởng. Nguồn cung từ nước ngoài vào Việt nam cũng không được đầy đủ. 

Thứ hai là do quá trình chúng ta tập trung chống dịch trong trong thời gian qua nên một số thuốc cũng không kịp được đấu thầu. Trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội cũng khó thực hiện được và khi đó ngành y tế dồn nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch nên cũng bị ảnh hưởng. 

Thứ ba, cũng vì lý do dịch nên người bệnh không thể đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tại các bệnh viện bị gián đoạn. Do vậy, sau khi dịch lắng xuống, người bệnh mới đến các cơ sở khám, chữa bệnh khiến tỷ lệ bệnh nhân tăng lên, khiến nhu cầu cung ứng thuốc của bệnh viện bị quá tải. 

Với nguyên nhân chủ quan, chúng ta có quy định từ Luật Đấu thầu cho đến các Thông tư của Bộ Y tế hướng dẫn các quy định đấu thầu. Đây là những quy định rất chặt chẽ và càng chặt chẽ bao nhiêu  thì càng khó thực hiện bấy nhiêu, vì vậy phải có sự rà soát, đánh giá để xem vấn đề thể chế có vướng mắc hay không. 

Thứ hai là liên quan đến vấn đề tổ chức, thực hiện công tác đấu thầu. Ở đây có nguyên nhân “sợ trách nhiệm” trong quá trình đấu thầu. Vì vậy, họ rất sợ khi tổ chức đấu thầu, có bị ảnh hưởng không, có bị các cơ quan công an, ủy ban kiểm tra vào cuộc kiểm tra không. Cũng có những người cũng nói thà bị kỷ luật còn hơn là bị vào tù, nên người ta không mặn mà với hoạt động đấu thầu thuốc. 

Nguyên nhân chủ quan thứ ba là năng lực về tổ chức thực hiện thầu của cả Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) lẫn các cơ sở y tế cũng như các tỉnh, bệnh viện. Khi chúng ta có được các cán bộ có kinh nghiệm hiểu biết về thuốc, hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến đấu thầu, hiểu biết rõ ràng các quy trình của đấu thầu và có các trách nhiệm tham gia thì sẽ có kết quả cao. Ngoài ra, còn những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin, phải nắm bắt được thông tin ở tất cả các tỉnh trong một phần mềm để quản lý, thì hiện nay chúng ta chưa có và cũng chưa kết nối giữa phần mềm đó với phần mềm của Bảo hiểm xã hội Việt tam (BHXHVN) để liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia. 

Ngoài ra là sự liên kết giữa việc gia hạn thuốc từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) với vấn đề tập trung đấu thầu thuốc ở Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia và vụ Kế hoạch tài chính và một số vụ, Cục khác có liên quan như Vụ BHYT hay Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Nếu như sự phối hợp này nhuần nhuyễn, liên tục và có sự gắn kết thì sẽ hạn chế được rất nhiều các nguyên nhân như tôi vừa đề cập. 

Mặt khác cần có sự gắn kết giữa các trung tâm đấu thầu, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia với các tỉnh cũng như các Sở y tế và đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Khi có sự gắn kết như vậy chúng ta mới biết ở tuyến tỉnh họ khó khăn gì, ở các cơ sở kcb khó khăn gì và tại sao họ không thực hiện được. Ví dụ, các đơn vị muốn tham khảo giá thuốc trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, nhưng tìm trên cổng lại không thấy có giá thuốc để tham khảo thì sao họ dám thực hiện. 

Mặt khác, chúng ta còn vướng các Nghị định, ví dụ phải tham khảo giá thuốc của các cơ sở đã trúng thầu trước đó. Nhưng rõ ràng, do ảnh hưởng của lạm phát, giá thuốc cũng có phần nhỉnh lên, hay việc cắt đứt các chuỗi cung ứng toán cầu thì giá thuốc phải tăng. Nhưng nếu chúng ta vẫn giữ quy định là phải đấu thầu thuốc với giá thấp hơn cách đây 1 năm, thì đó là điều không tưởng. 

Đã đến lúc chúng ta phải có cái nhìn tổng thể và xem xét chất lượng khám, chữa bệnh với vấn đề về đấu thầu thuốc giá rẻ, vì đây là mâu thuẫn. Chúng ta hóa giải được mâu thuẫn này thì đó là thành cônc, để có sự công bằng cho người bệnh, qua đó mới nâng cao được chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. 

Đấu thầu y tế: Lựa chọn an toàn vì sợ…?

VOV.VN - Lựa chọn an toàn “không làm gì cả, không mua sắm, không đấu thầu… để không sai” là vấn đề mà ngành y tế đang phải đối mặt, theo đó, các cơ sơ y tế rơi vào tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế và cuối cùng thiệt thòi thuộc về người bệnh.

PV:Vậy theo ông, chúng ta sẽ tháo gỡ điểm nghẽn này như thế nào? Để thuốc về đến các bệnh viện và người bệnh, nhất là người có BHYT không phải chịu thiệt thòi?

Ông Nguyễn Huy Quang:Vấn đề cơ bản là nếu chúng ta thực hiện được đấu thầu tập trung quốc gia thì sẽ rất tốt. Bởi trên 1.200 danh mục, các loại thuốc trong đó có cả các biệt dược gốc, các thuốc generic nhóm 1, nhóm 2… Nếu chúng ta thực hiện được công tác đấu thầu tập trung quốc gia thì sẽ có cùng một mặt bằng giá thuốc như vậy và cả 63 tỉnh, thành, Sở Y tế (trong đó có 36-38 các bệnh viện trực thuộc bộ), khi đấu thầu thuốc sẽ cứ căn cứ vào giá đó để mua. Như vậy, rõ ràng sẽ có giá rẻ hơn, ổn định hơn và chất lượng hơn. 

Tuy nhiên, cũng có những cái khó khăn, khi một số thuốc cần có gia hạn thì mới làm được. Có tình trạng khi nộp hồ sơ thầu thì thuốc đó vẫn còn hạn, nhưng trong quá trình xem xét thì thuốc đó lại hết hạn và phải có giá thì hồ sơ thầu đó mới tiếp tục được thực hiện. 

Vấn đề nữa tôi cho rằng cũng là điểm nghẽn đó là năng lực, trách nhiệm của những người làm công tác đấu thầu, trong đó có cả đấu thầu tập trung quốc gia cũng như đấu thầu ở các cấp tỉnh và các bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Họ cần có kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng để thực hiện các hồ sơ mời thầu, xem xét hồ sơ mời thầu, đồng thời, có trách nhiệm trong tổ chức nhận thầu và không sợ trách nhiệm. 

Tôi cho rằng, có 2 điểm nghẽn cơ bản, một là các quy định của pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc là cần phải có các giải pháp rà soát lại, những điểm vướng mắc cần phải tháo gỡ ngay. Trách nhiệm thuộc Quốc hội thì báo cáo Quốc hội, trách nhiệm thuộc Chính phủ, báo cáo Chính phủ, trách nhiệm của Bộ Y tế thì Bộ phải chủ động để thực hiện việc này. 

Thứ hai là khả năng tổ chức thực hiện công tác đấu thầu ở cả trung tâm mua sắm Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia cũng như ở các bộ phận thực hiện công tác đấu thầu ở các sở y tế và bộ phận thầu ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nếu chúng ta khắc phục được 2 điểm nghẽn này thì sẽ mở cánh cửa để thực hiện tốt hơn công tác đấu thầu thuốc. 

Chúng ta phải rà soát lại, nếu các quy định đó thật sự là cản trở công tác đấu thầu thì phải có sự xem xét, bởi nếu tham khảo giá thầu mà đã trúng cách 12 tháng thì phải xem xét tỷ lệ trượt giá, lạm phát của đồng tiền như thế nào. Bên cạnh đó, là chi phí các dịch vụ bảo quản, vận chuyển tương ứng với thuốc mà chúng ta đã trúng thầu năm ngoái, thì mới có mặt bằng thuốc. Bởi nếu vẫn giữ quy định cũ, các doanh nghiệp dược làm kinh doanh là phải có lãi, không có lãi thì không ai thực hiện. 

Vì vậy, phải bảo đảm được công bằng, tức là khả năng cung ứng thuốc của các công ty dược, các doanh nghiệp dược. 

PV:Ông có thể phân tích cụ thể về cơ chế để cán bộ làm công tác đấu thầu không sợ sai và dám làm?

Ông Nguyễn Huy Quang:Chúng ta muốn có sự trôi chảy, công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu và đấu thầu phải kịp thời để bảo đảm thuốc cho người bệnh. Thế nhưng, nếu như chúng ta chưa có được các giải pháp mang tính chất trước mắt, lâu dài thì phải có một hướng dẫn, có quy trình đấu thầu thuốc. Quy trình ấy vẫn trên cơ sở của các quy định của pháp luật hiện hành. 

Nhưng chúng ta sẽ có những điểm nghẽn và điểm nghẽn nào chúng ta tháo gỡ được, nếu được Quốc hội đồng ý, Chính phủ đồng ý thì vẫn cứ thực hiện.

Phải có sự bảo đảm, trong bối cảnh cơ chế pháp lý của chúng ta chưa thật sự hoàn thiện và còn có các cách hiểu khác pháp, thì phải có sự bảo đảm là cứ tham gia đấu thầu đi. Nếu có sai sót mà cách làm vẫn trung thực, trong sáng, tất cả vì người bệnh thì sẽ có cơ chế để bảo đảm cho họ. Tức nếu có sai, không gây ra hậu quả và không “cầm tiền lót tay” thì có thể bảo đảm cho họ. Đây cũng là cơ chế mà tôi nghĩ người ta sẽ yên tâm để làm việc. 

Thứ ba là tuyển dụng những người có kinh nghiệm, có tâm trong sáng, có trách nhiệm đối với nghề nghiệp tham gia vào quá trình đấu thầu thđối, để có thể nâng cao được năng lực của đội ngũ làm công tác đấu thầu. Bên cạnh đó, những người hiện nay đã làm về công tác đấu thầu thì cần phải có sự đào tạo liên tục để nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện công tác đấu thầu tốt hơn. 

PV:Ông nghĩ thế nào về việc giao cho địa phương đấu thầu thay vì đấu thầu thuốc tập trung? 

Ông Nguyễn Huy Quang:Về lâu về dài, chúng ta cần phải có sự xem xét một cách tổng thể, ví dụ như có nên cứ để ở Trung ương đấu thầu một số loại thuốc hay không? Hay chúng ta phân cấp về địa phương. Khi phân cấp về địa phương, thì địa phương có đủ khả năng để thực hiện đấu thầu hay không. 

Thứ hai, nếu chúng ta phân cấp thì cũng phải xem xét các mặt bằng của thị trường. Chúng ta phải tính đến khả năng mỗi tỉnh lại một giá khác nhau. Nếu như các giải pháp thực hiện được thì tôi nghĩ rằng công tác đấu thầu thuốc sẽ ngày một tốt hơn. 

Đối với các loại thuốc gắn với đấu thầu tập trung, nếu có khả năng đáp ứng toàn bộ thị trường thuốc của 63 tỉnh, thành thì nên để Trung ương thực hiện. Sau đó, khi có giá nhất định thì các địa phương ký hợp đồng. Đây là bước mà tôi cho là cải cách cả về tài chính, cải cách cả về hành chính. 

Nếu có loại thuốc thực sự giao được cho các địa phương đấu thầu, thì chúng ta cũng mạnh dạn giao các địa phương thực hiện. Hà Nội, TP.HCM và một số các tỉnh, thành khác năng lực đấu thầu tốt nhưng một số địa phương khác thì chưa chắc đã tốt, nên chúng ta cần có sự xem xét khách quan nhưng cũng phải khoa học, thực tiễn để xem giữ hay bỏ đấu thầu thuốc tập trung. 

Người thầy thuốc khi ra mặt trận là khám, chữa bệnh và phải có vũ khí là có đủ thuốc, đủ trang thiết bị vật tư y tế. Người bệnh có BHYT cũng phải được hưởng đầy đủ các quyền lợi. Có như vậy, chúng ta mới có được thị trường thuốc mang tính chất ổn định, thị trường chăm sóc sức khỏe có hiệu quả, bao hàm được yếu tố nhân văn, nhân đạo và nhân bản trong công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ nhân dân.

PV:Xin cảm ơn ông!./.

Bệnh viện chờ thuốc, bệnh nhân đành xin chuyển viện

VOV.VN - Đây là một thực tế khó khăn tại các bệnh viện, vốn đang quá tải người bệnh sau dịch COVID-19. Bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế… vì nhiều lý do và người bệnh vẫn phải chịu thiệt thòi nhất.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
9
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 393 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Chủ tịch TP Hà Nội: Khẩn trương tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke
  • 倩碧小雏菊腮红多少钱?倩碧小雏菊腮红专柜价格
  • 长期用假睫毛双眼皮贴有什么危害 长期用假睫毛危害有哪些
  • 哪些护肤品可以有效修复肌肤 茚象泉修护水润精华好用吗
  • Bảo vệ người lao động thế nào trước làn sóng cắt giảm nhân sự cuối năm
  • 3ce高光棒怎么样 3ce高光棒好用吗
  • 孕妇可以用去角质的产品吗 去角质产品孕妇能用吗
  • 城野医生水含酒精吗 城野医生水含不含酒精
  • Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi về nhận thức
  • 英国EVELOM经典洁颜霜怎么样 好不好用
  • 相关文章
    热门点击
  • Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT quốc gia: "Khách không nên đến sân bay quá sớm"
  • 有哪些好用的唇彩?堪比丰唇效果的唇彩推荐
  • 油皮可以用雪花秀吗 油皮用雪花秀哪个系列
  • 宝拉珍选岁月屏障全方位抗氧化精华(清爽保湿型)怎么样?
  • Dịch sốt xuất huyết bùng phát cần nguồn máu cấp cứu điều trị
  • 乳液与面霜之间有什么区别 乳液与面霜的区别有哪些
  • 长黑头是什么原因 长黑头之后怎么去除黑头
  • mistine防晒霜多少钱?mistine防晒霜专柜价格
  • Quân khu 5 giúp dân khắc phục bão số 4
  • 牙齿畸形的原因 牙齿畸形的矫正方法
  • 标签云
    VOV chung tay xóa nhà tạm cho hộ nghèo Sơn La  卡姿兰眉粉专柜价格多少?卡姿兰眉粉画眉教程  mac唇釉哪个颜色好看?MAC唇釉试色大全  雪花秀滋阴水乳+精华+闪理+滋阴生面霜怎么样?  Rà soát trẻ từ 6 tháng  如何选择美容院 什么样的美容院比较好  衣服的种类有哪些 衣服的种类有什么  多芬洁面慕斯多少钱一瓶 多芬慕斯洗面奶哪款好用  Hà Nội khởi công xây hầm chui Giải Phóng  雪花秀气垫bb霜多少钱?雪花秀气垫bb霜专柜价格  为什么洗眉后颜色更深 色素沉着反应留疤  哪些润唇油可消除唇纹 芭比波朗防晒护唇膏可以消除唇纹吗  Mưa đá xảy ra tại nhiều xã ở Sơn La  兰芝双色眼影哪个颜色好看?兰芝双色眼影试色  碧柔净莹保湿洁面泡沫好用吗 泡沫洗面奶哪个牌子好  夏季怎么画精致的眼妆?夏季眼妆产品推荐  Chỉ sau một đêm hàng loạt nhà ven biển thành phố Hội An bị sóng đánh sập  laduree的化妆品怎么样 拉杜丽是什么牌子  牛奶面膜天天做好吗 做牛奶面膜的步骤是怎样的  好口碑的眼霜产品有哪些 有哪些口碑好的眼霜产品  Đốt rác làm cháy cả bãi chứa vỏ xe  贝缔雅毛孔收敛调理液好用吗 贝缔雅毛孔收敛调理液怎么样  唇釉干了怎么办 唇釉干了加什么进去  植村秀洁颜油好用吗 植村秀洁颜油效果怎么样  Bình Dương nói gì về việc mua 6 máy xét nghiệm PCR giá hơn 23 tỷ đồng của Công ty Việt Á?  阿玛尼唇彩价格多少钱?阿玛尼唇彩专柜价格  中国将成整容第3大国:整容后遗症有哪些?  气垫霜要怎么用 气垫霜的用法怎样的  Thông tin cá nhân bị rao bán Ai chịu trách nhiệm cho việc bị lộ lọt  晚安面膜可以天天用吗 晚安面膜可以不过夜吗  儿童可以用护发素吗 怎么护理孩子的头发  小黑猪碳酸泡泡面膜怎么用?小黑猪碳酸泡泡面膜使用方法  Cửa ngõ Thủ đô ngày đầu nghỉ Tết, cao tốc mật độ phương tiện không đông  娇兰幻彩流星靓白修颜液的使用效果怎么样?  激光祛斑会不会反弹 适合激光祛斑的人群  韩国护肤品哪个好用?韩国护肤品畅销榜  Triều cường vào đợt cao nhất trong năm, ĐBSCL lại ngập nước  卸妆的正确步骤是怎样的?卸妆水正确使用方法  中国将成整容第3大国:整容后遗症有哪些?  ahc卸妆膏怎么用?ahc卸妆膏使用方法 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |