您当前的位置:首页 > 休闲

Bộ trưởng Trần Hồng Hà kỳ vọng năm 2022 chuyển hóa khó khăn tạo động lực phát triển

发布时间:2024-10-17 00:17:42

Năm 2021,ộtrưởngTrầnHồngHàkỳvọngnămchuyểnhóakhókhăntạođộnglựcpháttriể hệ thống pháp luật về tài nguyên, môi trường được xây dựng đồng bộ, các chỉ tiêu về môi trường hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Năm 2021 cũng đánh dấu bước chuyển mình vượt khó của ngành với  những sáng tạo, hiệu quả, linh hoạt và quyết tâm cao nhất để thực hiện 3 mục tiêu: phòng chống dịch hiệu quả; phát huy được các tiềm lực về tài nguyên đóng góp cho tăng trưởng, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn; đồng thời xây dựng các nền tảng cho một kỷ nguyên phát triển bền vững dựa trên các hệ sinh thái.

Nhân dịp Xuân mới, phóng viên VOV.VN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà về những định hướng lớn của ngành trong năm 2022 nhằm tạo động lực cho sự phát triển những năm tiếp theo.

PV:Có thể thấy năm 2021, vấn đề tài nguyên và môi trường là tâm điểm của các chương trình nghị sự phát triển toàn cầu cũng như của Việt Nam. Nhìn lại kết quả năm 2021 của ngành TN&MT, ông có nhận xét, đánh giá gì?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chúng ta vừa trải qua một năm hết sức đặc biệt! Thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu và sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội, làm ngưng trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh; thiên tai và biến đổi khí hậu đã trở thành tình trạng khẩn cấp của nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó ngành tài nguyên và môi trường đã sáng tạo, hiệu quả, linh hoạt với quyết tâm cao nhất để thực hiện 3 mục tiêu: phòng chống dịch hiệu quả; phát huy được các tiềm lực về tài nguyên đóng góp cho tăng trưởng, phục hồi phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ người Nhân dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn; đồng thời xây dựng các nền tảng cho một kỷ nguyên phát triển bền vững dựa trên các hệ sinh thái.

Năm 2021, năm đánh dấu bước chuyển biến với hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, các chỉ tiêu về môi trường hoàn thành vượt mục tiêu. Bài toán về rác thải đã có lời giải với các dự án đã, đang triển khai sẽ xử lý 30% rác thải sinh hoạt theo hình thức đốt rác phát điện đạt 157MW. Kinh tế tuần hoàn bước đầu đã được phát triển công nghiệp tái chế, xử lý rác thải, nước thải tăng 3%.

Nỗ lực của toàn ngành TN&MT được người dân, đánh giá, ghi nhận cao qua chỉ số hài lòng từ phía người dân. Năm 2021, tỷ lệ người dân hài lòng về dịch vụ công về đất đai, môi trường tăng 4,14%; tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh sự phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính giảm 7%, phải trả chi phí không chính thức về đất đai giảm 4% (theo báo cáo PCI). Tỷ lệ người dân quan ngại về môi trường giảm từ  8,85% năm 2019 xuống còn 4,03%. Bộ TN&MT xếp thứ 5 trong số các Bộ, ngành về chỉ số cải cách hành chính. Các chỉ số về bảo vệ môi trường đã đóng góp quan trọng đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam ở vị trí 51/165 quốc gia và vùng lãnh thổ tăng 37 bậc so với năm 2016 (vị trí 88).

Những kết quả đáng tự hào đó đạt được là nhờ quyết tâm của cả hệ thống chính trị, toàn dân, đặc biệt là nỗ lực, cố gắng, tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.

PV:Tại COP26, cam kết mạnh mẽ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tuyên bố mang tính lịch sử này có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta hiện nay? Chúng ta sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào để chuyển đổi nền kinh tế xanh, thưa ông?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn (hiện đứng thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 2 trong ASEAN).

Tại Hội nghị COP26, Đoàn cấp cao của Việt Nam đã tham gia và phát biểu tại các phiên họp, sự kiện quan trọng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Việt Nam như: Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thoả thuận Paris để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; tham gia sự kiện công bố cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu; công bố Tuyên bố Glasgow của các lãnh đạo về rừng và sử dụng đất… Điều đó đã thể hiện tầm nhìn thời đại, quyết tâm và cam kết chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu. Đồng thời, những tuyên bố chính trị của Thủ tướng Chính phủ cho thấy vị thế, trách nhiệm của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu đồng thời cũng chính là giúp Việt Nam vượt qua thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu hiện nay.

Chúng ta cũng đã tham gia nhiều sáng kiến rất quan trọng như cam kết không xây dựng mới điện than; cam kết về bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lý; tham gia liên minh thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu; cùng các quốc gia thảo luận dẫn đến đồng thuận thông qua Gói Thoả thuận Khí hậu Glasgow. Đây là những cam kết rất mạnh mẽ của Việt Nam, hoà cùng với xu thế chung của nhân loại, xu thế hành động mạnh mẽ về phát triển ít phát thải. Các cam kết của Việt Nam đã được các nhà Lãnh đạo các nước, các tập đoàn lớn trên thế giới đánh giá cao.

Trên thực tế để đưa ra cam kết trên, ngay trước thời điểm chính thức tham dự COP26, Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng; trong đó có việc đưa vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, các cam kết của Việt Nam thực hiện Thoả thuận Paris vào Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Nghị định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; xây dựng các quy định thực hiện giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu minh bạch…

Thỏa thuận đạt được mang lợi ích kép cho Việt Nam. Trước hết là quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu chúng ta có lợi ích rất lớn từ cam kết giữ giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC giảm nhẹ thiệt hại đối với các đồng bằng ven biển; phát huy được tiềm năng về các nguồn năng lượng tái tạo.

Thứ hai là chúng ta có thể tiếp cận được với sự dịch chuyển các dòng vốn tín dụng, đầu tư toàn cầu, cũng như đáp ứng được sự thay đổi về “luật chơi” mới về thương mại, kinh tế toàn cầu. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính cho ứng phó với BĐKH, đặc biệt là các dòng tín dụng, đầu tư cho hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng.

Chúng ta đã rất khẩn trương triển khai thực hiện cam kết với việc trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và xây dựng đề án để triển khai thỏa thuận.

Trong thời gian tới sẽ tập trung hoàn thiện Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với lộ trình đưa phát thải ròng của Việt Nam về “0” vào năm 2050. Hoàn thiện các cơ chế chính sách, có những giải pháp đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để hợp tác phát triển và thực hiện các dự án về chuyển đổi năng lượng. Đồng thời, cần phải tăng cường phổ biến, tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, lợi ích lâu dài từ việc tham gia các sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng như những thách thức trong ngắn hạn về chuyển đổi năng lượng, chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Đây là việc cần phải thực hiện có lộ trình phù hợp. Tâm lý vì lợi ích trước mắt, bỏ qua lợi ích lâu dài còn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của toàn xã hội…

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chuẩn bị nguồn nhân lực trong nước thật tốt đáp ứng để áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến.

PV:Năm 2022, ngành TN&MT đứng trước nhiều cơ hội và có cả không ít thách thức. Xin Bộ trưởng cho biết Ngành sẽ cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt nào để chuyển hóa khó khăn, tạo cơ hội và động lực cho sự phát triển?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đời sống kinh tế - xã hội thế giới đang thay đổi nhanh chóng, “luật chơi mới” về đầu tư, thương mại đã hình thành sau Hội nghị COP26. Phục hồi xanh sau đại dịch Covid-19, mục tiêu trung hòa carbon, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo cùng với bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải tạo ra những thay đổi cơ bản trong tư duy và hành động, nắm bắt xu thế của thời đại, phải trở thành những người tiên phong đổi mới đột phá về thể chế, thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường và khí hậu. Ngành tài nguyên và môi trường sẽ thực hiện sâu sắc phương châm “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, hội nhập, hiệu quả” trong năm 2022.

Trước hết, chúng tôi tập trung hoàn thiện đồng bộ thể chế, hoàn thiện để trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về khoáng sản; Tổng kết đánh giá và lập hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Địa chất và Tài nguyên khoáng sản. Trình Quốc hội Quy hoạch sử dụng không gian biển quốc gia và xây dựng đồng bộ hệ thống quy hoạch về tài nguyên và môi trường.

Hai là, bên cạnh việc quản lý, sử dụng khai thác tiết kiệm, hiệu của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn hữu hạn; ngành tài nguyên và môi trường sẽ tiếp tục xây dựng tạo lập tài nguyên số từ các dữ liệu lớn về đất đai, thông tin địa lý, quan trắc, viễn thám, dữ liệu khí hậu để thực hiện mục tiêu kinh tế hóa tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế số.

Ba là, tiếp tục phân cấp thẩm quyền đi đôi với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi, thượng tôn pháp luật; tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật, thất thoát, lãng phí, trong quản lý tài nguyên và môi trường, các hành vi nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo.

Bốn là, triển khai Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung rà soát tình trạng lãng phí đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường, các dự án có vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,...trên phạm vi cả nước lập các tổ công tác liên ngành của Trung ương và địa phương xử lý, giải quyết đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. Xây dựng được các giải pháp chiến lược tổng thể về an ninh tài nguyên nước, bao gồm các chủ trương, đối sách trong chia sẻ tài nguyên nước xuyên biên giới.

Phát triển các ngành kinh tế biển, hành lang kinh tế ven biển, điện gió ngoài khơi, khai hoang, lấn biển. Ứng dụng phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quản trị tài nguyên khoáng sản.

Năm là, đặt môi trường, khí hậu ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự, kế hoạch phát triển và thu hút đầu tư. Triển khai hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, chặn đà và từng bước đảo ngược xu thế suy thoái về môi trường, các hệ sinh thái; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh dựa vào sự cân bằng và khả năng cung ứng của hệ sinh thái. Thu hút nguồn lực xã hội trong xử lý chất thải, rác thải theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.

Sáu là, thực hiện giải pháp chiến lược, đột phá triển khai kết quả Hội nghị COP26; hoàn thiện thể chế, chính sách; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, chủ động tận dụng các cơ hội hợp tác, tiếp cận công nghệ, và đón đầu các dòng vốn đầu tư xanh vào hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng phục vụ chuyển đổi mô hình phát triển. Hiện đại hóa công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn, giám sát biến đổi khí hậu; giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tại kịp thời, tin cậy.

Bảy là, điều tra, đánh giá đầy đủ, thực chất tiềm năng các nguồn tài nguyên, kiểm kê, lượng hóa để hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; áp dụng phương pháp tiên tiến trong quản trị tài nguyên. Tìm kiếm các loại vật liệu mới, năng lượng sạch, bền vững.

Tám là, tăng cường hợp tác quốc tế nhất là ngoại giao về khí hậu, môi trường, chia sẻ khai thác tài nguyên nước xuyên biên giới, tài nguyên biển. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cắt giảm các tổ chức trung gian nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong quản lý, sử dụng tài nguyên và môi trường.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
5681
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 2 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Đà Nẵng: Đáp ứng 70% vật tư y tế thông thường
  • ​陛下殿下阁下足下在下这些词怎么来的 陛下的陛是什么意思
  • 你说我做 《桃花源记》玩家意见征集中
  • 《穿越火线》2月新春献礼 战出开门红
  • Mưa lũ nghiêm trọng tại Khánh Hòa: 1 người chết, 1 người mất tích 
  • 找BUG赢话费《西游群英传》全民来捉“虫”
  • 油的沸点是多少 油达到沸点会出现什么现象
  • 《天下贰》三节连发 闹元宵再出新招
  • Đà Nẵng dừng họp chợ, người dân tranh thủ đi mua thực phẩm phòng chống bão số 4
  • 萌女手把手教授游戏秘诀,光之冒险新人上手详解
  • 相关文章
    热门点击
  • Giao thông TP.HCM thông thoáng trong ngày đầu trở lại làm việc
  • 豆瓣绿叶子发黑是怎么回事,怎么办
  • 霍去病英年早逝一生未婚 为什么会有1个儿子2个孙子
  • 赤兔为谁臣服?快来《跑跑卡丁车·进化》做三国英雄!
  • Xe tải nặng phá nát tỉnh lộ 538 tại Nghệ An
  • 为何马谡一失守街亭 诸葛亮就要全线撤退 论街亭的重要性
  • 碳中和是什么意思 碳中和做啥行业最好
  • 2024年北京三月份是冷是热 北京三月天气怎么样
  • Đề án thu phí giao thông vào nội đô liệu có khả thi
  • 大“战”江湖《铁血丹心》今14:00终极内测
  • 标签云
    Đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong ngôi nhà đổ sập ở Quảng Trị  乾坤在线重玩家诉求,禹硕坚持只做精品网游  春节出游预订升温,有哪些线路可选择  《洛汗》PVP特色公布 “生死簿”记录玩家恩仇  Nhiều tỉnh, thành phố lên tiếng về việc sử dụng kit test Covid  《月影传说》操作快感升级 PK打怪更拿手  一个人养生的最高境界是什么  《梦想世界》争霸赛火爆,三天近万人报名  Quảng Nam yêu cầu các thủy điện điều tiết hạ mực nước hồ  萌女手把手教授游戏秘诀,光之冒险新人上手详解  李商隐是哪个朝代的 李商隐来自哪里  辨别真伪杀“王宠” 《石器时代2》豪礼天天赏  Vừa bảo lưu thi đỗ Đại học, chiến sỹ 19 tuổi đã hy sinh khi chữa cháy  万兔随福!Q版网游《梦幻情天》 欢喜闹元宵  智艺网络新年战略启动,进军跨平台网游市场  一夜满级不是梦《极光世界》猜灯谜赢海量经验  Toàn cảnh phiên khai mạc Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII  忐忑唱响心声 《石器时代2》趣味原始模仿秀  车损保险包括哪些 买汽车保险应该注意哪些事项  颠覆传统《坦克世界》精品新路线,成就口碑  Khách bay từ TP.HCM, Cần Thơ không phải test Covid  《炫舞吧Ⅱ》真情互动 纯正90后玩家乐园  砸金蛋赢好礼《远征OL》寒假嘉年华送十亿金币  怎么让柠檬多开花结果  ĐBSCL: Người dân vẫn chỉ được đi lại trong nội tỉnh  双胞胎姐妹花手把手教你建庄园  ​面对雾霾天气如何做好防护措施  韩信听蒯彻的话会怎么样  Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học ở các tỉnh Tây Bắc  2011年萌动全场,《QQ仙境》可爱小动物图赏  《永恒之塔:黄金时代》3月9日黄金公测  葡萄酒级别如何划分,自酿萄酒4年还能喝吗  Thăng quân hàm đối với 3 cán bộ chiến sĩ Cảnh sát dũng cảm hy sinh khi chữa cháy  3D巨作《天子传奇OL》兔年高清壁纸给力放送  2011 CJ Cover Coser封面大赛优秀选手评选第三弹  《西游群英传》透支系统:打造更公平游戏环境  Tìm thấy thi thể nữ du khách mất tích trên núi Tà Cú   只要有心,《真武》诱马也可以如此浪漫!  《灾变OL》不删档封测,今日15时将华丽开启  ​2024春运40天怎么算 2024年春运是哪40天 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |