您当前的位置:首页 > 知识

Nên phiên âm hay giữ nguyên tên riêng nước ngoài trong SGK?

发布时间:2024-10-16 22:25:44

Mặc dù việc phiên âm hay giữ nguyên tên gốc nước ngoài đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc về việc này.

Đặc biệt,ênphiênâmhaygiữnguyêntênriêngnướcngoà hiện nay, việc phiên âm tên riêng nước ngoài trong sách giáo khoa các cấp vẫn không hề thay đổi. Dù năm nào chúng ta cũng có đề án cải tiến, có rất nhiều chuyên gia đã đề xuất việc bỏ cách làm này và giữ nguyên tên riêng nước ngoài phục vụ việc học tập tốt hơn cho học sinh.

Muốn tìm hiểu thêm về các nhân vật lịch sử trên mạng, Minh - học sinh lớp 10 trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội không thể tra trên mạng theo tên các nhân vật này mà em đã được học trong sách giáo khoa để bổ sung kiến thức cho mình: "Em muốn tra cứu trên mạng về những nhân vật lịch sử nhưng tra theo tên trong sách giáo khoa em đang học thì không được. Em thường phải hỏi bố để biết tên gốc của họ rồi mới tra được, nhưng nhiều nhân vật bố em cũng không biết, mà thầy cô ở trường cũng chỉ dạy cách đọc phiên âm, nó rất khó cho việc học thêm của em".

Kiểm tra sách giáo khoa của con, chị Hiền rất ngạc nhiên khi thấy hiện nay, sách giáo khoa của con hiện nay vẫn còn sử dụng cách phiên âm tên riêng nước ngoài theo kiểu đọc như thế nào thì viết như vậy: "Tôi không nghĩ rằng bây giờ sách giáo khoa vẫn còn dùng cách phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài. Bây giờ trong nhà trường đều đã bắt buộc dạy ngoại ngữ, với trình độ của các con hiện nay đều có thể phát âm chuẩn xác tên các nhân vật lịch sử, địa danh nước ngoài rồi".

Việc phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài không giúp các con dễ dàng trong việc học mà thậm chí còn gây khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu học tập, vì các con không thể biết được tên những nhân vật hay địa danh chính xác để tìm kiếm trong các văn bản nước ngoài…

Điều đáng nói ở chỗ, ngay cả việc phiên âm tên riêng nước ngoài hiện nay cũng khá… lộn xộn, mỗi nơi phiên âm một kiểu, dẫn đến việc đọc, hiểu cũng khác nhau.

Nhìn nhận về vấn đề này, Tiến sĩ Đinh Đức Tiến - Giảng viên khoa Lịch sử - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia cho biết: Về việc sử dụng phiên âm ra cách đọc tiếng Việt cho tên riêng quốc tế, trước kia có một thời gian rất dài chúng ta sử dụng cách Việt hoá các thuật ngữ trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… Việc làm như vậy nhằm mục đích giúp người dân dễ dàng trong việc đọc tên riêng nước ngoài, tránh việc đọc không chuẩn… Trong các tờ báo, sách giáo khoa của chúng ta ngày xưa đã sử dụng rất nhiều hình thức này.

TS Đinh Đức Tiến cũng cho rằng, việc phiên âm tên riêng nước ngoài đến nay đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử” của mình, và trong giai đoạn mới hiện nay, nó không còn phù hợp trong việc giảng dạy, hay dùng trên sách báo nữa.

"Tuy nhiên sang đến giai đoạn hiện nay, tôi cho rằng, cách làm như vậy không còn phù hợp nữa. Thứ nhất là việc chúng ta đã phổ biến ngoại ngữ trong trường học, hầu hết học sinh cũng như các thế hệ lớn tuổi hơn đều đã biết ít nhất một ngoại ngữ…

Hơn nữa chúng ta đã có những công cụ truyền thông mở, từ tivi, đài báo, thậm chí là các công cụ trên internet… đã quá phổ biến, việc phiên âm như vậy không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, giải pháp tôi mong muốn đưa ra đó là chúng ta nên giữ nguyên gốc tên riêng nhân vật, địa danh nước ngoài… theo tôi cách làm như vậy phù hợp hơn, và mang tính hội nhập quốc tế nhiều hơn",  TS Đinh Đức Tiến cho biết thêm.

Đồng tình với quan điểm này, thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Sử - trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho rằng, những danh từ tên riêng tiếng nước ngoài khi vào Việt Nam thường được Việt hoá hoặc phiên âm theo từ Hán Việt để tạo sự gần gũi và dễ hiểu cho học sinh, cho người đọc. Vấn đề này trong quá khứ và hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng trên hết chúng ta cần phải tôn trọng từ gốc khi sử dụng

"Nếu như bây giờ vẫn tranh luận, tranh cãi đúng sai thì sẽ không bao giờ đi đến hồi kết. Các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà viết sách, biên tập khi viết nên để nguyên từ gốc và mở ngoặc cách đọc từ đó.

Tôi nghĩ rằng, khi sử dụng danh từ nước ngoài trong các cuốn sách, đặc biệt trong sách giáo khoa thì nên để nguyên từ gốc và bên cạnh là cách đọc để học sinh dễ hiểu hơn…", thầy Trần Trung Hiếu nói.

Năm 2018, nhận thấy việc phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt không còn phù hợp, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã đề xuất thay đổi việc phiên âm tên riêng nước ngoài, nhưng việc này chỉ thay đổi được 2 năm. Sau đó theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư của Chính phủ thì các sách giáo khoa mới lại quay trở lại việc phiên âm tên riêng nước ngoài sang tiếng Việt, hoặc phiên âm theo kiểu gạch nối.

Ngày nay, ngoại ngữ đã trở thành một trong những môn học bắt buộc đối với học sinh các cấp, thậm chí là môn điều kiện để xét tuyển đại học. Điều này chứng tỏ chủ trương giáo dục của chúng ta là đẩy mạnh, tăng cường những kỹ năng cần thiết và tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên chủ động trong hội nhập quốc tế…

Đây là việc làm cần thiết, bởi thiếu ngoại ngữ, người Việt sẽ rất khó có thể tiếp cận những thông tin, văn bản quốc tế phục vụ cho việc học tập, nâng cao trình độ cũng như phục vụ cho công việc, giao lưu với bạn bè năm châu.

Việc phiên âm hay giữ nguyên tên nước ngoài vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng có lẽ để dung hoà, bên cạnh việc phiên âm, chúng ta nên viết thêm tên gốc, vừa là sự tôn trọng đối với ngôn ngữ quốc tế, vừa giúp cho những người muốn nghiên cứu, học tập thêm bằng tài liệu nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin.

Ông Sước Sơn là ai?

Một ngày, cậu con trai học lớp 9 của tôi chạy ra hỏi bố: Bố ơi, ông Sước Sơn là ai ạ? Ngớ người mấy chục giây, rồi lục tìm trong trí nhớ xem đó là nhân vật nào mà cuối cùng đành chịu vì không thể biết ông Sước Sơn là ông nào, ở trên phim ảnh hay là… ông hàng xóm, để giải đáp thắc mắc cho con.

Tôi hỏi lại, thế con đọc hay xem ở đâu mà có tên nhân vật đấy? - Trong sách Lịch sử ôn thi cấp 3 của con bố ạ!

Vớ vẩn, lịch sử làm gì có ông nào tên là Sước Sơn? Con lại tự nghĩ ra đấy à?

Không, thật mà, con vừa đọc xong, con còn tìm trên mạng cũng chẳng có ông đấy nên mới hỏi bố - cậu con ấm ức cãi lại bố.

Lật đật chạy vào lấy quyển sách sử của con ra xem thì hóa ra cái ông Sước Sơn đó chính là ông Thủ tướng nổi tiếng của nước Anh - Winston Churchill - tuy nhiên, sách phiên âm theo cách đọc tiếng Việt, và một vị nào đó phụ trách việc soạn sách giáo khoa đã chọn cách phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài thành ra như vậy.

Kiểm tra toàn bộ sách giáo khoa của con, tôi nhận thấy, người làm sách cũng đều chọn cách phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài theo kiểu… Việt hóa như vậy và không có sách nào “mở ngoặc” viết thêm tên nguyên gốc bên cạnh phần phiên âm kia. Thậm chí mỗi sách lại phiên âm theo một kiểu dẫn tới đọc tên khác hẳn nhau.

Còn nhớ cách đây gần 30 năm, khi còn học đại học, chúng tôi đã có những bài tiểu luận rất thú vị về đề tài này. Nội dung chủ yếu vẫn là xoay quanh tranh luận về việc nên phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài hay để nguyên gốc? Thời điểm đó, các thầy giáo của chúng tôi - những giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học đầu ngành, hầu hết đều cho rằng nên giữ nguyên tên riêng tiếng nước ngoài.

Bởi ngoài việc tôn trọng nhân vật, địa danh, văn hóa, tôn giáo, các quốc gia trên thế giới… còn một lý do quan trọng nữa là phục vụ cho việc tìm kiếm, nghiên cứu những tài liệu nước ngoài liên quan đến những nhân vật này.

Hơn nữa, cho đến ngày nay, trình độ dân trí đã khác xa so với nhiều chục năm về trước, hầu hết học sinh, sinh viên, thậm chí người lớn tuổi đã được tiếp cận, được học ngoại ngữ và việc phát âm tên nước ngoài không phải là điều quá khó khăn. 

Tất nhiên, vào thời điểm đó và cho đến tận bây giờ, quan điểm giữ nguyên hay phiên âm tên riêng nước ngoài vẫn còn tranh cãi…

Trở lại vấn để sách giáo khoa hiện nay. Khi ngoại ngữ là một môn học bắt buộc trong nhà trường, và thậm chí lên bậc Trung học phổ thông, việc một học sinh sở hữu tấm chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục có thể được xét tuyển thẳng đại học, hoặc cộng điểm ưu tiên. Thì lạ thay, ngành giáo dục vẫn giữ cách phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài theo cách đọc tiếng Việt trong sách giáo khoa.

Cách đọc thậm chí là không chuẩn, khiến học sinh và phụ huynh khi học, đọc đến nhân vật đó, chẳng thể biết nổi đó là ai? Là nhân vật quan trọng nào trong lịch sử?

Mỗi năm, ngành giáo dục lại họp hết cuộc nọ đến cuộc kia, đưa ra đủ đề án cải cách giáo dục, cải tiến sách giáo khoa. Nhưng có lẽ, đã đến lúc ngành giáo dục cần phải suy nghĩ nghiêm túc về việc trả lại cho đúng tên những nhân vật lịch sử kia cho học sinh được biết chính xác họ là ai?./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
913
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 7 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Đóng phố cà phê đường tàu, du khách "ngẩn ngơ" quay về
  • 王胜赴金寨开展扶贫调研和走访慰问活动
  • 引导全社会加大研发投入
  • 戴美兰:爱在人生不同的角色中流淌
  • Thời tiết ngày 12/2: Bắc Bộ có mưa dông diện rộng, trời rét
  • 原产地签证服务助力出口企业享惠“开门红”
  • 周素英:做一名麦田守望者
  • 殷农:铁骨柔情铸警魂
  • Thanh Hoá: Phát hiện nhiều F0 là giáo viên, học sinh trước ngày đến trường
  • 孔强:温暖的力量 “90后”的骄傲
  • 相关文章
    热门点击
  • Đã tìm thấy 3 mẹ con trong căn nhà bị cháy ở Ninh Thuận
  • 2021特跑族安徽总会迎新半程马拉松赛(六安站)成功举办
  • 落实生态环保责任 确保完成目标任务
  • 抓好中央巡视反馈教育系统问题整改落实
  • Điểm sạt lở xảy ra gần 1 năm, Bình Định vẫn chưa khắc phục 
  • 朱文俊:走出火场后 他成“白头翁”
  • 全国人大代表叶露中:坚定实施绿色振兴赶超发展战略
  • 我市优化金融服务助力小微企业发展
  • Chuyến bay đầu tiên vào ngày mai (5/3) sẽ đưa gần 300 người Việt ở Ukraine về nước
  • 夏传雨:照护亲人十余载 孝老爱亲显美德
  • 标签云
    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra hiện trường vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương  我市开通掌上公共法律服务平台  何冲:献身乡村教育三十载 身患重症八年坚守三尺讲台  任晓东:全力扶弱助困 弘扬文明新风  Bạc Liêu khẩn trương ứng phó với đợt triều cường đạt đỉnh  邵芳:27年如一 诠释“长嫂如母”亲情真谛  高质量推进生态环保督察问题整改  中央生态环境保护督察组向我市转办第十五第十六第十七批信访件  Chính thức khánh thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh  中央第三生态环境保护督察组向我市转办第三第四批信访件  “芜湖好人”王华:在十米车厢播撒真心和热情  任春程:让农村孩子在家门口享受优质教育  Ngày xuân thăm rừng Đại tướng...  黄梅戏在创新中“破圈”  打通城乡公交“最后一公里”  3月份全市商品房销售回暖  Bé gái sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ lại bên miệng cống nước ở Hà Tĩnh  殷农:铁骨柔情铸警魂  古坊乡:甜“猕”飘香迎客来  两社区被命名为 “全国综合减灾示范社区”  8 người ngộ độc tại Bắc Kạn là do hái nhầm lá cây hoa chuông để nấu canh  努力开创全市关心下一代工作新局面  张大花:平凡岗位洒汗水 倾情传递真善美  创意添彩“就地过年”  Công đoàn Bình Dương hỗ trợ 4 công nhân bị bỏng trong vụ cháy bồn hút bụi   【榜样】建功在军营 文职好榜样  打造统战工作新亮点 展现统战工作新作为  把淠河建设成幸福河湖  Luật đất đai phải đảm bảo xác định giá đất công khai minh bạch  我市加大药品违法案件查处力度  市委督查办复核人民网留言问题办理情况—— 大多及时办理整改有效  国内知名法学家张恒山做客皖西学院“政法周末大讲堂”  Thời tiết ngày 22 tháng 10 Áp thấp nhiệt đới có xu hướng mạnh dần lên  张华:平凡微光聚星河 “太阳花”开绽“芳华”  张梦玲:捐献造血干细胞 为生命续航  叶露中到金安区调研乡镇污水处理厂建设运营情况  Miền núi Quảng Nam triển khai các phương án ứng phó với sạt lở, lũ quét  市政协召开五届十九次常委会议  市委教育工作领导小组会议召开  全市618处农村供水工程维护项目开工 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |