您当前的位置:首页 > 休闲

Đề xuất giảm thuế cá nhân với người nuôi con nhỏ để tăng mức sinh Việt Nam

发布时间:2024-10-16 22:18:35
TheĐềxuấtgiảmthuếcánhânvớingườinuôiconnhỏđểtăngmứcsinhViệo Giáo sư Nguyễn Đình Cử, một cuộc điều tra tiến hành vào năm 2019 tại các tỉnh phía Nam cho thấy 91% người được hỏi đều nhận định chi phí vật chất để nuôi con là "cao và rất cao".

Năm 2023, lần đầu tiên mức sinh của Việt Nam về dưới mức 2 con, cụ thể là 1,96 con/phụ nữ và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tới, thậm chí dân số tăng trưởng âm chỉ sau vài chục năm nữa. Nhiều chuyên gia lo ngại nếu không thay đổi chính sách dân số và những can thiệp mạnh mẽ, Việt Nam không thể vực dậy mức sinh, ảnh hưởng sự phát triển bền vững đất nước.

VietNamNetcó cuộc phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội) về vấn đề này.

"Để mức sinh giảm quá sâu sẽ đi vào con đường các nước phát triển đang chịu đựng"

Gần đây trong dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân, cặp vợ chồng. Giáo sư đánh giá ra sao về đề xuất này?

- Pháp lệnh Dân số năm 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân được "quyết định thời gian và khoảng cách sinh con" và "sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định".  

Dự thảo Luật Dân số đề xuất Nhà nước trao quyền quyết định số con, khoảng cách giữa các lần sinh cho các cặp vợ chồng, thay vì quy định chỉ "sinh một hoặc hai con". Nếu dự luật được thông qua, tôi cho rằng đây sẽ là điểm mới của chính sách Dân số ở Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) trong gần 20 năm nay, nhiều năm liền dưới mức sinh thay thế. Thậm chí, mức sinh ở khu vực thành thị và Nam bộ đã giảm sâu dưới mức sinh thay thế từ năm 1999. Nếu mức sinh thấp lan rộng, hậu quả là đẩy nhanh tiến trình già hoá dân số, thiếu hụt lao động. 

W-GS Nguyen Dinh Cu dan so  .jpg
Giáo sư Nguyễn Đình Cử. Ảnh: Võ Thu

Thế hệ bước vào độ tuổi sinh sản cao nhất hiện là những người dưới 35 tuổi. Đây là thế hệ sinh ra sau đổi mới (từ sau năm 1986), trong thời kỳ chính sách kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam rất mạnh. Nhưng họ cũng trưởng thành trong thời đại 4.0, Internet, hội nhập, nhiều thông tin, thế hệ đó không có nhu cầu sinh nhiều con.

Thêm nữa, cũng cần lưu ý các bài học của quốc gia khác, như ở Trung Quốc đã nới lỏng chính sách dân số từ 1 con sang 2, thậm chí 3 con, nhưng mức sinh không tăng.

Việt Nam sau khoảng 20 năm duy trì mức sinh thay thế, mô hình gia đình 2 con trở nên phổ biến. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi quy định về số con. Nếu thay đổi muộn, để mức sinh giảm sâu, Việt Nam sẽ giống tình trạng mà các nước phát triển đã và đang chịu đựng. 

Theo ông, yếu tố kinh tế có quyết định tất cả hành vi sinh sản, nhu cầu, mong muốn có con của thế hệ hiện nay?

- Tôi cho rằng hành vi sinh sản đang chuyển từ hành vi mang tính bản năng, tự nhiên sang hành vi có tính toán, đầu tư về chi phí, lợi ích.

Khái niệm chi phí này bao gồm cả vật chất và tinh thần. Trong chi phí vật chất, theo cuộc điều tra tiến hành vào năm 2019 tại các tỉnh phía Nam mà chúng tôi tiến hành, 91% người được hỏi cho rằng chi phí vật chất để nuôi con là "cao và rất cao", gồm chi phí nhà ở, học hành, cuộc sống, y tế...

Chi phí kinh tế lớn, đo được, nhưng chi phí về tinh thần cũng rất nặng nề. 85% người dân được hỏi trong nghiên cứu của chúng tôi đều bày tỏ như thế. Từ khi có bầu thì lo con sinh ra bị dị tật, sinh con rồi lo con không khoẻ mạnh, học tập không đến nơi đến chốn, không ngoan ngoãn, không tu chí lại sa vào tệ nạn... Con lớn hơn thì lo thất nghiệp, lo làm ăn thua lỗ... Nỗi lo chi phí tinh thần cao hơn chi phí vật chất. 

Về lợi ích, lợi ích kinh tế do người con mang lại ngày càng giảm, vì bố mẹ có lương hưu, người già tự đảm đương cuộc sống. Trong khi về lợi ích tình cảm, nhiều gia đình cảm nhận việc chỉ cần một hai người con là đủ.

Phân tích vậy để thấy bài toán chi phí thì đắt nhưng lợi ích giảm dần khiến nhiều người không sinh con hoặc sinh rất ít.

Giải pháp nào có thể khuyến khích sinh con?

Nhiều người vẫn cho rằng bài toán kinh tế quyết định gần như toàn bộ ý định và hiện thực hoá việc sinh con. Chính quyền nhiều nơi đã có các biện pháp kinh tế thân thiện với gia đình như tặng tiền, hỗ trợ chi phí sinh con, khám sàng lọc một số bệnh bẩm sinh... nhưng có vẻ người dân không mặn mà, mức sinh vẫn không vực dậy được. Nếu bỏ các quy định về đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bài toán mức sinh thấp ở Việt Nam có "dễ thở" hơn không? 

- Theo tôi việc thay đổi, bỏ quy định về đảng viên hay một số nhóm đối tượng sinh con thứ 3 có thể tác động nâng cao mức sinh nhưng có lẽ không nhiều. Vì cốt lõi vấn đề, không chỉ đảng viên, công chức mà là của bất kỳ ai, vẫn là nỗi lo về chi phí và lợi ích như đã nói ở trên.

Chưa kể, theo điều tra, người học vấn càng cao, có điều kiện kinh tế càng sinh ít con. Họ yêu cầu cao về chất lượng của người con, đầu tư lớn cho con (như học trường tốt, học thêm nhiều, đi du học, lại tốn nhiều chi phí), chứ không quan tâm số lượng, vì thế sẽ không tăng được mức sinh tổng thể. 

Việc tặng tiền như một số nơi đã và đang thực hiện theo tôi là không đáng kể so với nhu cầu của các cặp vợ chồng trong việc sinh và nuôi con.

nguoicaotuoi hoangha.jpeg
Nếu mức sinh thấp lan rộng sẽ đẩy nhanh tiến trình già hoá dân số, dân số già, thiếu hụt lao động. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà

Chuyện sinh con có vẻ như không còn là chuyện riêng của từng cặp vợ chồng hay mỗi nhà mà đã là câu chuyện vĩ mô quốc gia. Giáo sư có đề xuất giải pháp nào để khuyến khích thế hệ trẻ sinh con?

- Theo tôi cần đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng với các gia đình trẻ, ví dụ giảm thuế thu nhập cá nhân, hoặc miễn giảm mức đóng góp trong cộng đồng cho các cặp vợ chồng đang nuôi con nhỏ. Hiện tôi thấy các hộ gia đình có khi phải đóng tới 5-7 quỹ cộng đồng, mức đóng góp này không nhỏ.

Trợ cấp cho người già cũng là một hình thức khuyến sinh. Các cặp vợ chồng trẻ hiện "một bên gánh cha mẹ già, một bên gánh con nhỏ", nặng nề không chịu nổi, nhất là cha mẹ già không có lương hưu, không có thu nhập thường xuyên. Gánh đó quá nặng khiến thế hệ trẻ lựa chọn sinh ít con.

"Có con rồi mới trải nghiệm được các cung bậc tình cảm"

Thế hệ trẻ hiện không ít người thích hưởng thụ cuộc sống, ngại sự ràng buộc, trách nhiệm, chia sẻ tự do với người khác... Phải thay đổi trong tuyên truyền ra sao, thưa Giáo sư?

- Việc tuyên truyền cần tập trung vào hướng nhìn xa hơn về tương lai thay vì những lợi ích hay nỗi lo trước mắt.

Đúng là tuổi trẻ nếu không sinh con thì được tự do, tự quyết. Đây là tuổi ngọc, rất tuyệt vời. Nhưng thế hệ trẻ cần có tầm nhìn xa vì không ai trẻ mãi, ai cũng đến lúc già, nên cần nghĩ tới giai đoạn 60 tuổi trở lên.

An sinh xã hội ở nước ta vẫn còn khiêm tốn, chưa gánh được chức năng chăm sóc người cao tuổi, việc này vẫn phải dựa vào gia đình, cộng đồng. Vào nhà dưỡng lão cũng là một hình thức nhưng không phải ai cũng làm được. Một mặt về số lượng nhà dưỡng lão, mặt khác, người cao tuổi liệu có đủ kinh tế để vào đó hay không?

Mới đây tôi biết một nhà dưỡng lão ở Vũng Tàu, giá cơ bản mức cao nhất là 18 triệu đồng/tháng/cụ, 14 triệu nếu 2 cụ một phòng và 9 triệu nếu 6 cụ một phòng. Lương hưu của người già có đảm đương được mức phí ấy không?

Ngoài an sinh xã hội thì an sinh trong chính gia đình rất cần. Vì thế tôi vẫn thường nói "lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ". Hơn nữa, có con cái, chúng ta mới có động lực làm kinh tế, mới trải nghiệm được các cung bậc tình cảm, về tình yêu, trách nhiệm.

GS Nguyễn Thiện Nhân: Cần dạy môn Hạnh phúc học khi muốn khuyến khích sinh conTheo GS Nguyễn Thiện Nhân, muốn mỗi nhà đủ 2 con, điều kiện công việc, chế độ lương, thăng tiến phải khuyến khích lập gia đình và sinh con, đồng thời cần dạy cách làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ hạnh phúc.
声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
2874
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 78751 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Học sinh lớp 1 tựu trường phụ huynh hồi hộp hơn cả trẻ
  • 一端两游新纪元《梦幻诛仙2》首创宠物扮演双线玩法
  • 行动就是力量 DNF运营4年首次发布全新LOGO
  • 杜甫很忙惊现《九阴真经》 多才玩家巧得激活码
  • Thầy giáo Cơ Tu tốt nghiệp Đại học loại giỏi, tình nguyện lên biên giới dạy học
  • 空中网首款武侠3D极限格斗网游《龙门客栈》首次曝光
  • 狄青VS廉颇《铁血大宋》细数华夏百战名将
  • 《聚仙》另类玩法 捕鱼达人休闲游戏
  • Chìm tàu đánh cá, 1 người mất tích ở Phú Yên
  • 迎四月牛仔很忙 《新蜀门》将迎春日新版
  • 相关文章
    热门点击
  • Cứu 14 thuyền viên gặp nạn trên biển trước mũi bão số 4 
  • “卖萌搏出镜”《鬼吹灯外传》阴阳宝宝大集合
  • 全新一代《倩女幽魂》概念发布 研发内幕对外首曝光
  • 三大创新《侠义道3》打造真实自由江湖
  • Thi tốt nghiệp THPT 2022: Đà Nẵng thông tin thí sinh làm lọt đề thi môn Toán
  • 《西游天下》做自己的VIP 领独享好礼
  • 梦境改变生活 《天境》改变了谁?
  • 《凡人修仙传》修真秘法 玩转丹田修炼
  • Đưa bãi đệm chứa 100 taxi khu vực sân bay Tân Sơn Nhất vào hoạt động từ 15/1
  • 穿越时空去踢球?《新水浒》蹴鞠玩法欢乐无限
  • 标签云
    Miền Trung đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão  《完美国际》“攻击力排行榜”第一期获奖名单揭晓  杜甫很忙惊现《九阴真经》 多才玩家巧得激活码  游戏代练市场混乱,辅助脚本广受欢迎!  Bãi cát trắng dần trở lại với biển Cửa Đại, Hội An  《武林秘籍》就是逗你玩 愚人节娱人  华丽的挑战《西游群英传》小白升级速成  腾讯游戏“六游”全面出击 开启2012动作网游细分年  Đà Nẵng xây dựng công viên bên ngoài Nghĩa trủng Hòa Vang  合体双修 《侠义道3》3月29日二测新版本内容大曝光  谢志新:《圣境传说》开放测试超10万在线日收过百万  多图详解 《桃园》ATB战斗系统畅享不读秒回合战斗  Bà Rịa – Vũng Tàu lên kế hoạch bổ sung lực lượng cho ngành y  经典回归 《红途OL》的泰坦尼克号之旅  鏖战刀锋战场 《战国群雄》成就战神传说  《战OL》玩家喜得美金  Khốn khổ vì đường phố, vỉa hè bị đào xới  那些年你也迷恋?看《起凡群雄逐鹿》三大美女英雄  高富帅的秘籍 《武林秘籍》你值得拥有!  《流星蝴蝶剑OL》45级各职业内功推荐  Huy động hơn 10 tỷ đồng thực hiện Tết Quân dân năm tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc  最后的狂欢 让我们一起来回顾《朝歌》封测那些事儿  美好时光我们同在,四大亮点引爆《诛仙2》时光盛典  《圣境传说》静像电影上映 真人演绎12星座整人怪招  Người dân Quảng Bình làm bè phao đỡ tài sản khi nước lũ dâng cao  张杰形象植入《逆战》 “钢铁森林”第三役震撼开启  狄青VS廉颇《铁血大宋》细数华夏百战名将  武侠新时代 让你垂涎三尺《热血江湖》顶级装备展示  Những chính sách lớn được đề xuất xây dựng trong Luật Thủ đô (sửa đổi)  《新破天一剑》喜迎四周年庆 “帕瓦罗蒂”倾情献唱  节操碎一地!《武林秘籍》"齐X系列"小短裤横扫江湖  《流星蝴蝶剑OL》行者职业:精英副本的多重角色  Lễ cầu siêu tại Hang Tám Thanh niên xung phong và Đường 20 Quyết Thắng  激情活动《暗黑纪元》高额经验全面大放送  2012 ChinaJoy Cosplay 嘉年华上海赛区赛事启动  《三国演义》全集剧情植入之“十八路诸侯讨伐董卓”  Đảm bảo an toàn cho người dân vùng sạt lở trong mùa bão lũ  英雄闯关新挑战 《神鬼世界》辉煌"一周年庆典"开启  《梦想世界》新内容上线:十二主角身世大曝光  GIGABYTE StarsWar 7 《英雄联盟》海选赛正式开战! 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |