您当前的位置:首页 > 时尚

Bác sỹ mách cách nhận biết con đang có vấn đề tâm lý nghiêm trọng

发布时间:2024-10-16 22:15:39

Theácsỹmáchcáchnhậnbiếtconđangcóvấnđềtâmlýnghiêmtrọo Thạc sĩ tâm lý, BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai), bố mẹ nào cũng đặt kỳ vọng lên con cái, mong muốn con học tập tốt. Nhưng đôi khi kỳ vọng này lại là áp lực lớn nhất khiến con trẻ rơi vào khủng hoảng, gặp vấn đề về tâm lý, thậm chí là trầm cảm ở độ tuổi vị thành niên.

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết, đã có trường hợp bệnh nhân chia sẻ: "Con không biết là con hứng thú và có say mê với điều gì vì con chỉ học cho bố mẹ". Đôi khi đó là mong ước trước đây bố mẹ không thực hiện được và giờ lại được đặt lên vai con trẻ.

PV: Năm học 2022-2023 đã bắt đầu và học sinh trở lại trường học bình thường sau hơn 2 năm học online do dịch COVID-19. Vậy khi trở lại trường các em có phải chịu nhiều áp lực? Số trẻ được bố mẹ đưa đi khám, tư vấn tâm lý có gia tăng không thưa bác sĩ?

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Sau khi năm học mới bắt đầu, số trẻ đến khám, tư vấn cũng như điều trị tâm lý tại Phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai) có gia tăng. Một nguyên nhân có thể kể đến là sự thay đổi môi trường học tập sau thời kỳ COVID-19, khi học sinh chủ yếu học online và hiện nay là quay trở lại trường  học. Do đó, có những em khó thích ứng với môi trường học trực tiếp.

Các em cũng chịu những áp lực học tập, nhất là với những học sinh chuyển cấp, áp lực tăng hơn nhiều. Còn những bạn ở độ tuổi nhỏ hơn thì gặp những vấn đề về thiếu tập trung trong học tập, chưa quen với môi trường học trực tiếp. 

Các bạn ở độ tuổi lớn hơn còn có những vấn đề tâm lý, áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ... nên dễ sinh cảm xúc buồn chán, chán nản, thậm chí có bạn suy nghĩ tiêu cực, tự làm hại bản thân... Đã có những trường hợp như vậy đến khám.

PV:BS có thể cho biết cụ thể con số học sinh gặp vấn đề tâm lý phải đến khám và tỷ lệ này so với các giai đoạn khác như thế nào?

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Phòng Tâm lý lâm sàng tập trung tiếp nhận, khám và tư vấn trực tiếp nên chưa thể thực hiện thống kê so sánh và nghiên cứu số bệnh nhân giai đoạn này. Tuy nhiên, con số rõ ràng nhất là có hơn một nửa số bệnh nhân là trẻ vị thành niên điều trị tâm lý. 

Trung bình, chúng tôi điều trị cả nội trú và ngoại trú là 25 ca/ngày và có 5 cán bộ tâm lý đề điều trị tâm lý phụ trách. Viện sức khỏe tâm thần tiếp nhận số bệnh nhân đến khám ở nhiều độ tuổi. Trong đó có những bạn ở độ tuổi mới vào cấp 1. Độ tuổi lớn là vị thành niên có dấu hiệu rối loạn hành vi, trầm cảm.

 PV: Như BS vừa chia sẻ có cả trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ gặp vấn đề tâm lý. BS có thể nêu cụ thể hơn về vấn đề mà các nhóm trẻ gặp phải?

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Với các trẻ nhỏ, đa phần gặp phải vướng mắc về học tập, như có khả năng tập trung học, khả năng tiếp thu hay khả năng đọc, viết... Hay vấn đề tăng động và giảm chú ý cũng ảnh hưởng tới quá trình và kết quả học tập. Với lứa tuổi nhỏ này, tỷ lệ trầm cảm thấp hơn. Trẻ nhỏ còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của bố mẹ và "cái tôi" của trẻ lúc này vẫn còn thấp, do vậy, việc tác động sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng có những khó khăn, là nhận thức của trẻ nhỏ là chưa đủ để hiểu và tiếp nhập liệu pháp điều trị. Do đó, sẽ có những phương pháp cho trẻ nhỏ thông qua vẽ tranh hay phương pháp nghệ thuật khác.

Với trẻ vị thành niên, cấp 2 - 3, vấn đề trầm cảm học đường có tỷ lệ nhiều hơn và rất cần sự can thiệp về mặt tâm lý. Ở lứa tuổi này nhận thức đã có nhưng chưa hoàn thiện và đây vừa là trở ngại vừa là lợi thế để chúng ta tác động trực tiếp với trẻ. Để làm sao trẻ thấy được sự đồng cảm, có thể làm bạn và tin tưởng chia sẻ. Bố mẹ đôi khi áp đặt sẽ khiến các bạn chống đối. Chúng ta cần đứng trên quan điểm của các bạn đó để chia sẻ thì hoàn toàn có thể tác động thông qua nói chuyện và tư vấn. Các nhà tâm lý sẽ chỉ lắng nghe và đặt ra câu hỏi hay giải pháp để các bạn có thể tự suy nghĩ, tự đưa ra cách giải quyết của mình. Các nhà tâm lý cũng chỉ giúp phân tích cái nào tốt, cái nào xấu để các bạn tự lựa chọn. Rất nhiều trường hợp các bạn có thể thay đổi từ tiêu cực sang tích cực và dần dần tốt hơn, tự vượt qua vấn đề của mình.

PV: Học sinh nào cũng có áp lực học tập. Vậy đâu là dấu hiệu mà các bậc phụ huynh cần lưu ý để nhận biết con mình đang có vấn đề tâm lý nghiêm trọng hay bị trầm cảm cần phải đưa đi khám?

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Bạn nào cũng có áp lực học tập, nhưng cách các bạn ứng phó với áp lực là rất khác nhau. Có những bạn ứng phó được, vượt qua được, thậm chí áp lực học tập đó có thể trở thành động lực giúp các bạn cố gắng hơn. Đây là khi bố mẹ có cách động viên, khuyến khích, đồng hành cùng con vượt qua áp lực.

Tuy nhiên, với một số bạn có yếu tố sinh học riêng và thiếu đi sự quan tâm, động viên, khích lệ, cũng như sự thấu cảm, đồng cảm của bố mẹ, thì khi stress trong học tập sẽ chuyển thành trầm cảm. Bố mẹ cần thực sự thấu cảm để tìm hiểu mong muốn, khả năng học tập của các bạn để lựa chọn học đúng sức thì áp lực sẽ giảm đi nhiều.

Vai trò của phụ huynh rất quan trọng, vì cha mẹ gần con nhất và hiểu con nhất. Nếu cha mẹ không đồng hành, không trở thành bạn của con ở độ tuổi vị thành niên, thì các bạn sẽ rất khó chia sẻ với bố mẹ. Từ đó, bố mẹ cũng khó nhận biết sớm được các dấu hiệu trầm cảm. Khi phát hiện muộn, thăm khám muộn sẽ khiến điều trị gặp khó khăn hơn. 

Bố mẹ phải lưu ý, trước mỗi quyết định trong việc học tập của con, cần thiết phải nói chuyện với con một cách bình đẳng, lắng nghe điều các con chia sẻ để hiểu mong muốn của con, hiểu điểm yếu điểm mạnh của con để lựa chọn hướng đi, chọn cách học tập, chọn trường phù hợp. Điều này giúp con thấy rằng học tập không phải là áp lực, đồng thời biến thành động lực và giảm nguy cơ con bị trầm cảm. 

Trong quá trình trị liệu, các bác sĩ cũng thấy sự kỳ vọng của bố mẹ đặt lên con cái là quá lớn. Có những bạn chia sẻ: "từ lớn đến bé, con học vì bố mẹ, con chưa từng học vì con". Nghe điều này thực sự rất đau lòng vì gần như con không được thấu hiểu bởi chính những người thân thiết nhất là bố mẹ. Điều này khiến các con mất niềm tin và không muốn chia sẻ với bố mẹ, bạn bè... khiến các con mất đi tự tin và động lực để bản thân cố gắng. 

Đôi khi đó là mong ước trước đây bố mẹ không thực hiện được và giờ lại được đặt lên vai con trẻ. Nhưng mong muốn này lại không đồng nhất với mong ước, sở trường con muốn theo đuổi. Do vậy, con trẻ hiểu mình chỉ là công cụ để thực hiện mong ước của bố mẹ và cảm thấy không được đồng cảm. Các con sẽ tự thu mình lại và chỉ sống trong thế giới riêng của mình. 

Có trường hợp trẻ không muốn chia sẻ với bạn bè vì sợ rằng sự tiêu cực của mình cũng ảnh hưởng tới bạn bè. Những trường hợp này sẽ thường lên mạng tìm những nhóm đồng cảm và đa phần những nhóm này sẽ có thêm nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới các bạn.

PV: Khi tiếp nhận thông tin tiêu cực từ mạng xã hội, nhiều trường hợp biết phân biệt đúng sai để dừng lại. Nhưng với những trẻ đã bị tổn thương tâm lý và tinh thần thì việc tiếp xúc với thông tin tiêu cực có giống như "thêm dầu vào lửa" và khiến tổn thương này càng lớn hay không thưa bác sĩ?

Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Điều này khá là đúng. Bởi với những trẻ trong quá khứ đã có những trải nghiệm tổn thương, chưa từng được lắng nghe, được thấu cảm... thì các bạn sẽ suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Chính vì vậy, khi gặp sự kiện tiêu cực hay nhóm tiêu cực, các bạn sẽ diễn giải mọi điều bằng cách suy nghĩ tiêu cực đó. Sự tiêu cực này sẽ tự động xuất hiện ngay lập tức. Đây là lối mòn trong suy nghĩ và để điều chỉnh, điều trị sẽ rất khó. 

Bản thân các bạn sẽ phải tự đấu tranh với các tiêu cực đó và tìm bằng chứng để phản bác, để chống lại nó, thay thế nó bằng suy nghĩ tích cực hơn. 

Điều này rất cần sự hỗ trợ từ bố mẹ trong quá trình điều trị cho con, đồng hành cùng con trong các buổi trị liệu. Từ đó có phương pháp đúng và tìm ra cách thay đổi suy nghĩ tiêu cực. 

Khi trẻ hay bất cứ bệnh nhân nào đến điều trị đều được tiếp nhận phương pháp toàn diện nhất, từ thuốc đến điều trị tâm lý hay các biện pháp khác... Tuy nhiên, cần nói đến sự phối kết hợp, bởi trẻ chỉ đến bệnh viện trong thời gian cấp tính, sau đó trẻ phải quay trở lại cuộc sống. Khi đó trẻ phải làm thế nào để có thể vừa điều trị vừa học tập. Đương nhiên khi tiếp tục học tập, trẻ tiếp tục có những áp lực như vậy. Sự đồng hành và sự phối của gia đình, nhà trường, thầy cô giáo là rất quan trọng. Thậm chí cần sự quan tâm của những tổ chức ngoài xã hội để hỗ trợ các con quay trở lại cuộc sống, quay lại học tập bình thường.

 PV:Xin cảm ơn bác sĩ!./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
73884
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 4 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Sau 1 tuần cô lập, người dân Kỳ Sơn bắt đầu cạn kiệt lương thực, nhu yếu phẩm
  • 火爆!《游戏江湖》今日新服启程
  • 涅瓦雷斯精彩不断 《新惊天动地》新版原画首度曝光
  • 征战烛龙殿!《剑网3》八大门派最新神兵首曝
  • Bộ GTVT yêu cầu gỡ khó trong việc dán thẻ thu phí không dừng
  • 《新蓬莱》不删档内测锁定6月4日 新版将上线
  • 盛大游戏大力支持CGBC产业链论坛 COO张向东确认出席
  • 乐元素大力支持CGBC SNS论坛 CEO王海宁确认出席
  • Phân làn trên đường Nguyễn Trãi đã nhìn thấy thất bại?
  • 家有摇钱树 《成吉思汗3》特别版原生态玩法体验
  • 相关文章
    热门点击
  • Cấp phép rào đường, cần các điều kiện gì
  • 打造RO全球品牌计划 《圣境传说》宣布更名为《RO3》
  • 《无限世界》二次邀测“末日狂欢” 四大特色受关注
  • 《功夫英雄》第20组新服今日16:00开放 赢现金豪礼
  • Xử phạt tới 70 triệu đồng nếu trạm thu phí không xả trạm khi CSGT yêu cầu
  • 真诚相邀《裂天之刃》首测十万好礼感恩赠送
  • 《新惊天动地》NPC出演《薛平贵与王宝钏》
  • 经典漫画电影乱入!《修魔》重口味对白
  • Nâng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở vùng khó
  • 第十届ChinaJoy采取多项举措规范展会现场各推广活动
  • 标签云
    74 học sinh trường Ischool Nha Trang nghi bị ngộ độc thực phẩm  《跑跑卡丁车》K1公开赛赛事规则公布!  浪漫满屋 《远征OL》有爱布景曝光  《隋唐演义OL》十大知名公会备战帮派争夺  Bệnh nhân ở Bình Dương mắc kẹt dị vật dài 20cm trong trực tràng  全程监制!骷髅精灵探班《圣堂》研发团队  扮帅耍酷你最在行 《乾坤在线》宝贝宠物HOLD住全场  大爆料!《大话西游3》风云再起“典藏礼盒”首曝光  TPHCM lập bãi đỗ miễn phí hơn 3500m2 tại sân bay Tân Sơn Nhất  霸气侧漏 《极光世界全球版》全新国战时装闪亮登场  考验玩家EQ 浅谈《猎国》令牌用处  策略比拼 《英雄无敌在线》再掀促销狂潮  Bí thư Đà Nẵng chỉ đạo Khắc phục sạt lở Nghĩa trang Hòa Sơn sau mưa lũ  交出你的IQ密码 《麻辣江湖》智者挑战等你来  高手进阶!《卓越之剑2》市场交易系统全解  第七大道《神曲》锋芒初露 媒体礼包火热发放迎封测  Cháy lò sấy mủ cao su ở Quảng Trị  神一般的存在 细数《新蜀门》NPC之最  五大门派重装上阵 《麻辣江湖》再掀夏日浪潮  乱世也温馨 《三国演义》庆六·一特别活动欢乐登场  Hơn 10 tỷ đồng ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở Quảng Ngãi  新鲜直送 《醉八仙》6月8日倾心内测革新玩法现曝光  黑马王子归来! 《起凡群雄逐鹿》上演黑衣人的穿越  仗剑逍遥游!《逍遥江湖》公布6月28日开启二测  5 năm ghi nhận 24 trường hợp tử vong vì bệnh dại ở Đắk Lắk  清秀脱俗 《仙侠世界》女性角色截图合集  《飞仙传》大劫案攻略 钱多怪傻速来  3D玄幻网游巨制《诛仙2·时光之书》公测必做十件事  Vai trò của phát thanh đối với sự phát triển của địa phương   坦克也能打BOSS? 讨《坦克世界》未来PVE无限可能  育碧汤姆克兰西系列《细胞分裂之黑名单》将揭开面纱  开心网《神曲》火爆开服 1888钻石超级礼包永久送  Tai nạn giữa xe gắn máy và ô tô tải làm một người tử vong  新派江湖天下布武 《神雕OL》全新系统开启  《RF3.0使徒》超唯美原画 视觉的感官享受  2.5D新游《战刃OL》线下调研测试颇受好评  Khởi động cuộc thi hùng biện Tiếng Anh cho học sinh THPT chuyên toàn quốc  游戏引领时尚风 Q版网游巅峰之作《RO3》精美时装展  挑战“AA制生活” 《诺亚传说》独有婚姻系统不简单  骷髅精灵主导研发 《圣堂》首创"妖宠合体"新颖玩法 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |