您当前的位置:首页 > 热点

Cần điều kiện gì để có lối riêng cho xe đạp

发布时间:2024-10-16 22:15:07

Như vậy,ầnđiềukiệngìđểcólốiriêngchoxeđạ sau nhiều thập kỷ quay lưng với phương tiện phi cơ giới, Hà Nội quan tâm trở lại với loại hình giao thông này.

Tuy nhiên, một cản trở rất lớn vào lúc này, bên cạnh thiếu quy hoạch, định hướng về hạ tầng, đó là sự tồn tại của các bãi trông giữ xe tạm thời trên vỉa hè, dưới lòng đường.

Hàng ngày, sau khi tan làm, anh Việt Hoàng, 42 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bắt đầu hành trình đạp xe 1 vòng hồ Tây. Đây là thói quen đã được anh duy trì hơn 10 năm nay như một biện pháp rèn luyện sức khỏe.

Dù vậy, khi đề cập tới việc sử dụng xe đạp đi làm, anh Hoàng cho rằng, đó là lựa chọn không dễ dàng, bởi giao thông của thành phố không thật sự thân thiện với người đi xe đạp.

“Trong giao thông của mình có nhiều cái còn bất cập. Riêng với xe đạp thì chẳng có một con đường nào chính thức dành cho xe đạp, như nước ngoài vỉa hè dành cho xe đạp. Ở Việt Nam thì cố gắng tôn trọng luật lệ thôi, đi sao cho hợp lý nhất, an toàn cho xã hội, an toàn cho chính bản thân mình”, anh Hoàng cho biết.

Cùng cảm nhận, ông Nguyễn Văn Toàn, 64 tuổi chia sẻ, để ủng hộ chủ trương giao thông xanh của thành phố, vài năm nay, ông đã chuyển sang sử dụng xe đạp thay vì đi xe máy. Dù vậy, việc đi lại bằng phương tiện này cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tại các tuyến phố chính của Thủ đô.

“Nói chung là không ổn định cho người đi xe đạp, đường hay tắc là không đi được. Xe máy với ô tô cứ nối đuôi nhau đến mức sang đường cũng không sang được. Dắt cũng không sang được. Muốn đi xe đạp thì phải tính lệch giờ cao điểm. Còn muốn đi như xe máy thì không thể được. Chỉ có đi đường vắng hoặc cho lên vỉa hè. Nhưng vỉa hè đến người đi bộ còn không đi được nữa”.

Hiện nay, sử dụng xe đạp đang dần trở thành xu hướng của nhiều nhóm cộng đồng. Tp.HCM đã có dịch vụ xe đạp công cộng. Hà Nội chuẩn bị thí điểm làn đường riêng cho xe đạp.

Vấn đề an toàn cho người đi xe đạp trong nội đô đang là một bài toán nan giải. Một trong những nguyên nhân chính là do vỉa hè, hoặc phần đường sát với vỉa hè của hầu hết các tuyến phố đã trở thành nơi đỗ xe, khiến không chỉ người đi xe đạp mà cả người đi bộ cũng bị buộc phải đi chung làn với ô tô, xe máy.

“Mình cảm thấy cũng không an toàn lắm. Mình nghĩ nên có biện pháp khác như đội mũ bảo hiểm hoặc làm sao để đi xe đạp được an toàn hơn. Đường rất nhiều xe, có xe đỗ là nhiều khi tắc đường mà không thể qua được".

“Đỗ không phải đỗ ven mà đỗ hẳn ra ngoài. Các ông đặt ra cái này chỉ nghĩ đường để đặt xe, nhưng không nghĩ đến ngày hội, lúc đông, tắc, tan tầm. Phải tính được lưu lượng giao thông, chứ cứ nghĩ rồi đặt ra thì không giải quyết được vấn đề”.

Trong khi đó, các chuyên gia giao thông đô thị có góc nhìn khá tích cực trước việc Hà Nội quan tâm hơn tới giao thông phi cơ giới. TS. Phan Lê Bình đề cập về cách làm của các nước trên thế giới: “Có nơi làm riêng, có nơi làm làn ưu tiên. Mà làn ưu tiên ở đây là có xe đạp thì các phương tiện khác phải tránh, còn không có xe đạp thì các phương tiện vẫn có thể lưu thông. Cũng có trường hợp làn xe đạp đặt trên vỉa hè. Cách làm rất đa dạng và tùy vào tình hình thực tế chứ không có công thức chung”.

Đề cập hiện trạng hạ tầng giao thông, TS. Phan Lê Bình cho rằng, chưa thể lấy một phần vỉa hè hay mép đường cho xe đạp mà cần ưu tiên cho xe đạp một phần làn đường sẽ phù hợp hơn với thực tế.

Xa hơn, để có “đường thông hè thoáng”, điều kiện thân thiện cho xe đạp, người đi bộ, Hà Nội cần tập trung làm tốt các bãi đỗ xe tập trung theo quy hoạch.

“Bãi đỗ xe ở những điểm hiện đang đỗ xe, bởi gần cơ quan, trường học, bệnh viện. Người đỗ xe xong cần đi bộ trong khoảng thời gian ngắn là đến được nơi cần đến. Còn làm những điểm đỗ xe tập trung thật lớn, rải rác vài trong thành phố rồi đỗ xe phải mất hàng km mới tới nơi cần đến thì hầu như ít ai muốn cả”.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho rằng, Hà Nội quay trở lại với làn đường dành cho xe đạp là một việc hết sức bình thường. Bởi lẽ, thành phố này vốn dĩ được thiết kế cho giao thông phi cơ giới. Vấn đề của Hà Nội không hẳn là hạ tầng, mà là việc quản lý quá lỏng lẻo và tư duy chính sách, tổ chức giao thông quá thiên về phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy tốc độ cao.

Trong bối cảnh đó, việc cấp phép bừa bãi cho các điểm đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, một phần lòng đường cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, để trả lại điều kiện giao thông cho người đi bộ, đi xe đạp.

 “Việc cấp phép là do con người, rút giấy phép cũng do bộ máy tổ chức, con người, phụ thuộc vào chính sách. Nhưng chính sách mà lỏng lẻo để ưu tiên những việc tiêu cực, bừa bãi, khi chúng ta nhận diện được thì chúng ta thay đổi. Hàng trăm điểm đỗ xe sai phép thì chỉ cần 1 đêm có thể thu hồi để ưu tiên phương tiện khác.

Cũng giống như cà phê đường tàu, cứ nói đi nói lại mãi, hàng trăm cửa hàng chỉ cần 1 ngày đóng lại là hết. Đó là quyết tâm chính trị, cam kết của chính quyền thành phố như thế nào với chính sách mới để việc đi lại của thành phố này an toàn hơn", Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết.

Các chuyên gia đều thống nhất rằng, những chuyển động chính sách cần đồng bộ để hướng tới việc đưa con người vào trung tâm của hệ thống giao thông đô thị. Ở đó, sự an toàn, thuận tiện trong đi lại phải được ưu tiên cao hơn các lợi ích khác, trong đó có lợi ích kinh tế từ việc kinh doanh, buôn bán, lấn chiếm vỉa hè lòng đường.

Làn riêng xe đạp và thuốc thử cho một chính sách “tạm thời”

Vào những năm 1990, Hà Nội từng là “kinh đô” của phương tiện phi cơ giới, khi đi bộ và đạp xe đáp ứng 70% nhu cầu đi lại của người dân. Sự kết nối của công trình kiến trúc với đường phố và sự dịch chuyển đều theo hướng tiện nghi cho xe đạp.

Đến nay, sau 3 thập kỷ, với sự bùng nổ của ô tô, xe máy, với nhiều tuyến đường vành đai, đường cao tốc trên cao, bức tranh giao thông đô thị đã thay đổi đáng kể. Nhưng vẫn chưa bao giờ là quá muộn, để giảm lệ thuộc vào phương tiện cơ giới.

Giống các thành phố xanh khác trên thế giới, Hà Nội đang từng bước quay trở lại, hướng về giao thông phi cơ giới. Rào chắn vỉa hè bảo vệ không gian cho người đi bộ, nghiên cứu lập làn riêng cho xe đạp – Đó là những chủ trương đúng đắn, khả thi và cần được ủng hộ.

Nhưng quy mô và sự quyết tâm đến đâu, cần nhìn sâu hơn về một chính sách tình thế mà Hà Nội đang áp dụng: Cấp phép tạm thời cho các bãi trông giữ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường.

Thực tế, phần lớn các thành phố phát triển đều kết hợp làn riêng cho người đi bộ, đi xe đạp ở trên vỉa hè. Những nơi vỉa hè không đủ rộng, người đi xe đạp sẽ được được ưu tiên một làn dưới đường sát lề bên phải.

Chưa rõ Hà Nội sẽ hoạch định làn riêng cho xe đạp ở vị trí nào, nhưng vị trí trên vỉa hè và sát lề đường hiện nay đa số đều bị sử dụng làm bãi đỗ xe. Thực tế này buộc người đi xe đạp phải vào công viên, đường ven hồ để đi, nếu không muốn liều mạng gia nhập cùng các làn xe cơ giới.

Việc tồn tại các bãi đỗ xe cả hợp pháp lẫn tự phát đang là trở ngại lớn nhất có thể nhìn thấy ngay với người đi bộ, đi xe đạp. Rất ít trong số này giữ lại được không gian tối thiểu 1,5m cho người đi bộ. Đa số đều lấn thêm diện tích để tối ưu hóa lợi nhuận.

Chính sách cho thuê một phần vỉa hè, lòng đường làm bãi đỗ xe được thuyết minh là một chính sách tạm thời trong bối cảnh vỡ quy hoạch các bãi đỗ xe tập trung. Người đi ô tô lên phố không biết đỗ ở đâu. Và do vậy, nó tồn tại bất chấp gây xung đột với hàng loạt chính sách khác, trong đó có chủ trương ưu tiên người đi bộ, dành làn riêng cho xe đạp.

VOV Giao thông từng nhiều lần đề cập, chính sách tạm thời này gây hại ra sao đến bức tranh giao thông đô thị của Hà Nội. Khi việc đầu tư trông giữ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường quá đơn giản, ít vốn, lợi nhuận cao có hấp lực lớn hơn nhiều so với việc lập đề án, xin giấy phép đầu tư các bãi đỗ xe ngầm, thông minh mà thời gian hồi vốn tính bằng thập kỷ!

Các bãi đỗ xe này cũng vô tình khuyến khích việc tự lái xe cá nhân vào nội đô bằng khả năng dừng đỗ tùy tiện – một điều mà chính Hà Nội đang ra sức hạn chế. Chưa kể các chướng ngại trên vỉa hè còn cản trở người dân tiếp cận xe buýt, đường sắt đô thị.

Nếu không có cách tiếp cận chính xác, chính sách cấp phép đỗ xe “tạm thời” có thể sẽ là “mãi mãi”.

Siết chặt công sản, trả lại đường thông hè thoáng sẽ thúc đẩy người dân đi bộ, đạp xe đến hệ thống giao thông công cộng; tăng phí trông giữ xe đến mức hấp dẫn được các nhà đầu tư làm bãi đỗ xe hiện đại, lập rào cản về kinh tế sẽ giúp hạn chế xe cá nhân vào nội đô.

Nhìn bề ngoài, “làn đường riêng cho xe đạp” và “trông giữ xe tạm thời trên vỉa hè, dưới lòng đường” là hai chính sách riêng biệt.

Nhưng thực tế, đề xuất mới nhất lại là một phép thử cho quyết tâm của chính quyền thành phố này thông qua một chính sách tạm thời. Liệu họ có thực sự nghiêm túc với việc giảm lệ thuộc vào xe cơ giới cá nhân?./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
77
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 58787 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Cục CSGT cử lực lượng xác minh, điều tra vụ người đàn ông bị hành hạ trên tàu
  • 夏天喝菊花茶有什么原则 喝菊花茶的禁忌有哪些
  • 小龙虾吃多了有什么危害 小龙虾吃多了对人体有什么危害
  • 脂溢性皮炎患者如何洗头才能预防脱发?
  • Chiều tối mai 25/8 Hà Nội có mưa to đến rất to
  • 经常掏耳屎好不好 怎么掏耳朵
  • 吃魔芋拉肚子是什么原因 膳食纤维加快肠胃蠕动,热量低脂肪低
  • 2021立秋吃啥饭 立秋这天必备饭菜推荐
  • Phong tỏa tạm thời đám cháy quán bar ở TP.HCM
  • 多吃什么防流感 春季吃什么防流感
  • 相关文章
    热门点击
  • Hỗ trợ học nghề tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người khuyết tật
  • 消化不良肚子胀气怎么办 调理脾胃锻炼吃益生菌
  • 人缺水会出现什么症状 人缺水几天会死
  • 隐形眼镜放水里放一晚上可以吗 隐形眼镜用水泡一晚能用吗
  • Khánh Hòa cấp cứu ngư dân bị tai nạn lao động tại huyện đảo Trường Sa
  • 秋天饮食注意事项有哪些 秋天饮食要注意什么
  • 皮肤过敏可以吃西瓜吗 皮肤过敏的时候可以吃西瓜吗
  • 为什么会听力下降?听力下降有什么危害
  • TP.HCM đón năm mới 2022 trong không khí vô cùng khác
  • 吃泡面有什么危害 吃泡面的危害有哪些
  • 标签云
    Sinh viên Việt Nam có đầy đủ tố chất để phát triển trong môi trường số  中午为什么睡不着 中午睡不着怎么办  五个月宝宝辅食食谱 五个月宝宝辅食吃什么  家里有蚂蚁怎么办 家里有蚂蚁怎么办能根  Bảo đảm an toàn giao thông trên các quốc lộ dịp cuối năm  B族维生素有什么作用?B族维生素为什么可以帮助戒酒  四季青有什么功效与作用 四季青什么人不宜使用  胎菊和贡菊那个好 胎菊和贡菊有什么区别  Cán bộ tại Thừa Thiên Huế bắt đầu ngày làm việc mới lúc 8h sáng từ ngày 1 tháng 9  痔疮外痔肉球怎么消除 痔疮大便出血怎么办  打呼噜怎么治疗 打鼾严重会有什么危害  喉咙痛可以吃芒果吗 嗓子疼可以吃芒果吗  Nhiều vụ bạo lực gia đình liên quan đến người đã ly hôn hoặc chung sống như vợ chồng  海白菜有什么营养价值 海白菜的营养价值有哪些  补充胶原蛋白的食物有哪些 吃什么补充胶原蛋白  熬夜长斑会自动消失吗 熬夜长斑怎么调理  Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển rừng bền vững  空腹可以吃避孕药吗 引起胃肠道不适恶心呕吐头晕等  吃蚕豆会不会得蚕豆病 小儿吃蚕豆会得蚕豆病  粽子能带上飞机吗 粽子可不可以上飞机  Bé gái 7 tuổi ở Bình Phước bị cha dượng bạo hành đã xuất viện, về quê  满月发汗注意事项有哪些 满月发汗前后需要注意什么  什么粥最养胃健脾 什么粥养胃健脾最好  春季饮食五多五少?春季五多五少养生法  Báo chí đã tích cực, chủ động tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng  喝蜂蜜水上火还是降火 清热解毒,祛风明目,补中润肠等  吃鱼真的会变聪明吗 吃鱼真的能补脑吗  百合和什么一起煮汤好 百合与什么食物搭配最好  Tiêu chí nhận diện báo hoá tạp chí trang thông tin và mạng xã hội  水垢对人体有害吗 水垢可以喝吗  天气降温寒冷要注意什么 下半年来最强冷空气来袭  热射病严重吗 热射病能治好吗  Lương công chức, bí thư, chủ tịch xã phường tăng mạnh khi lương cơ sở 1,8 triệu  生病吃药对身体有影响吗 经常吃药的危害有哪些  落枕后怎么缓解 怎么预防落枕  吃泥鳅有什么好处 吃泥鳅的好处有哪些  36 phường, xã ở TP.HCM tăng cấp độ dịch theo hướng dẫn mới  干红枣有没有保质期 干红枣怎么放不会坏  痔疮外痔肉球怎么消除 痔疮大便出血怎么办  蚊香长白毛了还能用吗 含有害物质危害健康 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |