您当前的位置:首页 > 探索

Cần có giải pháp tổng thể và chế tài đủ mạnh để đầy lùi vấn nạn “con nghiện” sau tay lái

发布时间:2024-10-17 00:26:00

Cần có hệ thống giải pháp tổng thể

Trao đổi với phóng viên VOV.VN,ầncógiảipháptổngthểvàchếtàiđủmạnhđểđầylùivấnnạnconnghiệnsautaylá Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - Nguyễn Văn Quyền chia sẻ, việc kiểm soát lái xe sử dụng rượu bia, ma túy hiện mới chỉ làm từ phần ngọn.

Để kiểm soát lái xe nghiện ma túy phải kiểm soát ngay từ đầu vào, từ khâu dạy lái xe, như điều kiện được học lái xe, siết chặt hơn nữa quá trình khám sức khỏe người học lái và tài xế khi đi làm.

“Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định như hiện nay hầu như không hiệu quả, thậm chí phát sinh tiêu cực, bởi giấy chứng nhận sức khỏe không đáng tin cậy, không ít doanh nghiệp, tài xế vẫn thực hiện theo kiểu đối phó, mua bán trôi nổi giấy chứng nhận sức khỏe trên thị trường...Hiện nay sự phối hợp của cơ quan quản lý về khám sức khỏe đối với người lái xe với ngành giao thông vận tải chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Để tránh tiêu cực, cần công bố công khai những đơn vị cơ sở y tế được phép khám và công nhận sức khỏe tài xế, có cơ sở dữ liệu quản lý tài xế qua những lần khám sức khỏe này để cho ngành giao thông và các đơn vị kinh doanh vận tải khi tiếp nhận lao động hay gia hạn định kỳ,… thì có thể kiểm tra, giám sát trên hệ thống dữ liệu”, ông cho hay.

Chia sẻ về kế hoạch ra quân tăng cường kiểm tra, xử lý “ma men”, “con nghiện” của Cục CSGT diễn ra từ 1/3-31/12, ông Quyền đưa ra quan điểm đồng tình với mục đích hướng tới hoạt động này.

Tuy nhiên, theo ông Quyền, việc ra quân tăng cường xử lý chỉ là một trong những biện pháp xử lý. Hoạt động này mới chỉ giải quyết được phần ngọn, “đến hẹn lại lên, kết thúc thì đâu lại vào đó, gây tốn phí cho Nhà nước”. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch và duy trì thường xuyên, liên tục công tác này để xử lý vi phạm của một số lái xe hiện nay.

“Ngoài tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý thì cần kết hợp với công tác tuyên truyền trong xã hội, nhà trường, gia đình, cơ quan sử dụng lao động, doanh nghiệp vận tải và đặc biệt là quản lý của cơ quan chức năng…Mỗi thành viên trong gia đình cần nhắc nhở người thân, con cái nhiều mạnh hơn nữa. Công tác quản lý của các doanh nghiệp vận tải cần được tiếp tục nâng cao hơn, có quy chế nội bộ, hình thức giám sát phương tiện thông qua camera…cần đẩy mạnh và nâng cao vai trò quản lý của các đơn vị tiếp tục cần được chặt chẽ hơn”, ông Quyền nhấn mạnh.

Tuy vậy, ông Quyền cho rằng, hiện nay lực lượng tài xế của doanh nghiệp vận tải chỉ chiếm khoảng 30-40% tổng số tài xế tham gia giao thông trên đường. Các cơ quan chức năng cần có thống kê chi tiết số tài xế vi phạm về nồng độ cồn và ma túy thuộc vào nhóm nào, qua đó có thể đặt trọng tâm, trọng điểm trong việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền, quản lý, nhắc nhở, xử lý trong nội bộ của các cơ quan đơn vị ngay từ gốc. Cần có giải pháp cụ thể hơn nữa.

Cần tăng cường giám sát quá trình thực thi công vụ của CSGT

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Hữu Đức để giải quyết dứt điểm vấn nạn “ma men”, “con nghiện” sau tay lái thì cần thực hiện tổng thể, kết hợp kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

Chuyên gia Đức cho rằng, từ lâu nay ý thức vi phạm sử dụng rượu bia đã ăn sâu vào tiềm thức, vào “văn hóa” của mỗi con người Việt Nam vì vậy để hạn chế tài xế sử dụng rượu bia thời gian qua ít được cải thiện.

“Công tác quản lý, giám sát và đặc biệt là xử lý “ma men”, “con nghiện” phải được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên nếu thực hiện thường xuyên thì lực lượng CSGT hay Thanh tra giao thông thì không đủ sức và gặp nhiều khó khăn, tốn phí trong việc tuần tra xử lý về nồng độ cồn, ma túy…nếu chỉ trông mong vào một biện pháp như ra quân theo kế hoạch, chuyên đề của lực lượng chức năng thì không đủ”, chuyên gia Đức nhấn mạnh.

Theo ông Đức, các đơn vị chủ quản của tài xế cần tăng cường công tác giáo dục về văn hóa an toàn giao thông. Hiện nay văn hóa sử dụng rượu bia của đại đa số người dân Việt Nam nằm ngoài việc quản lý của lực lượng CSGT, đây là vấn đề của cả xã hội. Vì vật cần nâng cao nhận thức, giúp người dân hiểu được uống rượu bia như thế nào là văn minh”, ông Đức chia sẻ.

Ông Đức cho rằng, các biện pháp ngắn hạn như tăng cường kiểm tra xử lý hay ra quân xử phạt của lực lượng CSGT thời gian qua mỗi khi làm thì giảm nhưng sau đó “đâu lại vào đó, thậm chí vi phạm còn nhiều hơn, như vậy là không có tác dụng”.

Thực tế cho thấy các biện pháp dài hạn, giải quyết từ gốc mới là mấu chốt của vấn đề, cần có sự chung tay của toàn xã hội mới có hy vọng đạt được hiệu quả. Cần có hệ thống các giải pháp từ tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, điều chỉnh thói quen, phong tục tập quán đến công tác quản lý từ gia đình, tập thể cho đến xã hội. Công tác quản lý để làm dài hơn để có thể thay đổi được...

“Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện tốt từ người dân thì các lực lượng thực thi công vụ như CSGT cần thực thi công việc phải nghiêm minh, nêu gương. Nếu lực lượng CSGT thực thi mà có tiêu cực thì người dân hoàn toàn “nhờn luật”, xem thường và tiếp tục tái phạm”, ông Đức nêu quan điểm.

Vì vậy, lực lượng chức năng thực thi công vụ trong lĩnh vực quản lý giao thông đường bộ cũng cần thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng. Đề ra quy trình trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt cần phải đổi mới công tác kiểm soát xử lý vi phạm, trong đó áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong giám sát người dân và cả lực lượng thực thi công vụ để đảm bảo công khai minh bạch, nghiêm minh trong các khâu…

Pháp luật là biện pháp cuối cùng để xử lý “ma men”, “con nghiện”

Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng chức năng nhiều địa phương đã tăng cường biện pháp đấu tranh với vấn nạn “ma men, con nghiện sau tay lái”. Tuy nhiên, khách quan mà nói, những giải pháp đưa ra đều mới chỉ xử lý được “phần ngọn”.

Theo luật sư Bình, những quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ/CP của Chính phủ, tài xế sử dụng chất kích thích chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe 24 tháng, so với trước đây, chế tài xử phạt dành cho tài xế sử dụng ma túy, chất kích thích đã được tăng lên nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ phạt hành chính thì sẽ không đủ sức răn đe.

Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, so với nhiều nước trên thế giới thì mức xử phạt hiện tại chưa hẳn đã là nghiêm khắc. Cụ thể, một nước áp dụng mức xử phạt tù nếu tài xế sử dụng ma túy, rượu bia lái xe tốc độ cao,…

“Cần nghiên cứu kỹ lưỡng các bộ luật của những nước tiên tiến đang áp dụng, cân nhắc bổ sung thêm những chế tài xử phạt nặng hơn đối với tài xế nghiện ma túy. Thậm chí có thể tính tới phương án “treo” bằng lái vĩnh viễn hoặc phạt tù…”, Luật sư Bình nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Pháp luật chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý những trường hợp vi phạm nồng độ cồn và ma túy. Văn hóa của người tham gia giao thông mới đóng vai trò quan trọng nhất. Luật hình sự tại Việt Nam cũng rất hà khắc nhưng người phạm tội vẫn tăng cao, rõ ràng bản chất là do ý thức văn minh, ý thức pháp luật và thói quen của người dân mới là vấn đề. Song song với chế tài xử lý nghiêm minh cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục nâng cao nhận thức mới có thể giảm thiểu được. Cùng với đó là lực lượng chức năng cần thường xuyên làm các chương trình để kiểm soát liên tục hơn nữa”.

Theo Luật sư Nam, hiện nay lực lượng CSGT ra quân xử phạt đánh vào túi tiền người dân mới chỉ là một trong các biện pháp hiệu quả.

“Nếu cứ ra quân theo phong trào tốn nhân lực, vật lực xong rồi đâu lại vào đó thì rõ ràng không hiệu quả. Việc làm ở đây cần thực hiện nghiêm túc mỗi khi ra quân làm theo chuyên đề nào đó, sau khi kết thúc vẫn cần tuyên truyền, tổ chức lực lượng giám sát, xử lý nghiêm minh. Cần có chính sách hạn chế cả bia rượu. Thực tế tại Việt Nam hiện nay đối tượng là trẻ em, tuổi vị thành niên,...rất dễ dàng tiếp cận và mua bán rượu bia chất kích thích cũng là vấn đề cần đặc biệt chú ý. Các lực lượng cần siết chặt hơn nữa liên quan đến sản xuất, mua bán, sử dụng chất ma túy. Rõ ràng số liệu vi phạm liên quan đến ma túy tăng lên có một phần không nhỏ trách nhiệm từ công tác quản lý, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này”, Luật sư Nam nhấn mạnh./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
5648
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 2 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao mà không được tiêm vaccine
  • 再生气也不能打孩子的哪三个部位
  • 当娃有这些不良情绪时该怎么办呢
  • 为什么青春期孩子老是和你对着干
  • Người thân lặng lẽ giữa mênh mông nước đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng
  • 孩子被欺负家长应该出面吗
  • 孩子啥时候抬头才算发育正常?过早或过晚都不好,别不当回事
  • 《永恒之塔2.0》新增技能让杀星如虎添翼
  • Thêm nhiều tuyến xe khách liên tỉnh được dời sang Bến xe miền Đông mới
  • 父母的坏情绪会对孩子产生怎样的影响
  • 相关文章
    热门点击
  • Vụ 2 bộ xương trong rừng sâu Bước đầu làm rõ nhân thân của các nạn nhân
  • ​距离2024年高考还剩多少天
  • 为何停止降分录取“体育生”“艺术生”
  • 哪些行为会打击孩子的好奇心
  • Ai có thể miễn nhiễm với Covid
  • 7岁小孩喜欢偷东西怎么办
  • 怎么让孩子有积极乐观的心态
  • 教一年级的孩子教到崩溃怎么办
  • Sẽ hoàn thành danh sách người lao động được tiền thuê nhà trong tháng 6/2022
  • 3岁看大7岁看老这话没骗你 智商高孩子有5个“坏习惯”
  • 标签云
    Hội An mất điện toàn thành phố do bão số 4  孩子考砸了该怎么鼓励  怀孕期间禁忌吃什么食物  有这三个特征的孩子 虽然会让父母头疼 但恰恰代表很有“潜力”  Nghẹn ngào tưởng nhớ đấng sinh thành trong mùa Vu Lan  孩子的底线是什么  如何治不爱写作业的孩子呢  ​孩子学会骂人怎么教育 小朋友骂人怎么教育  Chen chân xếp hàng mua bánh Trung thu truyền thống ở Hà Nội  孩子的成长是一个不断确认的过程吗  怎样让小孩学会分享  哪种小名不能给孩子起名字  Quảng Ninh: Một năm "vượt bão" Covid  家有青春期孩子怎么和睦相处呢  孩子之间争吵家长该介入还是旁观呢  怎样引导厌学的孩子  Mưa lớn gây sạt lở và ách tắc giao thông nhiều nơi ở Tây Bắc  早开口和晚开口的娃哪个智商更高些  哪种脾气的宝妈可能毁娃一生呢  宝宝吃了辅食就可以断夜奶吗  Quán karaoke, bar tại TP.HCM sẵn sàng đón khách trở lại  不满周岁的婴儿吃鸡蛋容易得哮喘是真的吗  如何正确引导儿童走出封闭的阴影,怎么避免儿童封闭  孩子看动画片有益还是有害呢  Không có chuyện không tiêm vaccine thì trẻ không được đến trường  宝宝有分离焦虑时怎么办  宝宝便秘能吃牛油果吗  为什么要给孩子存压岁钱  Thí sinh nam gặp khó khi được gọi nghĩa vụ quân sự, Bộ GD  孩子熬夜玩游戏做父母怎么办(初中生熬夜玩手机不听劝怎么办)  为什么小孩语文成绩老是提不上去  孩子又懒又不肯读书怎么办  Không xét nghiệm khách đi tàu, chỉ xét nghiệm với hành khách ở vùng đỏ  孩子上三年级才发现的真相 低年级欠下的学习债 要还回来  家长过度提醒孩子的危害 懂得这几个妙招 就不用过度提醒  无私奉献的妈妈会生出自私的孩子吗  Người đàn ông bị đánh bầm tím khi được đưa về trụ sở xã?  教育孩子最有效的方法有哪些  ​上寄宿学校需要准备什么 去寄宿中学上学必须要带什么  父母如何帮助孩子度过青春叛逆期呢 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |