TheềudựángiaothôngtạiCầnThơthicôngcầmchừngdothiếucáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ Lê Tiến Dũng, hiện nay trên địa bàn Cần Thơ đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng và một số dự án gặp khó khăn. Trong đó dự án đường Vành đai phía Tây và đường tỉnh 923 khó khăn hiện nay là phải rà soát lại chi phí giải phóng mặt bằng và giá vật liệu ngoài tầm kiểm soát, chủ yếu là trượt giá do cát đắp nền.

Hiện nay, Sở Giao thông vận tải cũng đang phối hợp với tư vấn và các địa phương nơi dự án đi qua như Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Phong Điền rà soát và cập nhật đầy đủ số liệu chính xác về công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn chỉnh hồ sơ vào tháng 7/2024 để báo cáo với UBND thành phố xem xét.

Ông Lê Tiến Dũng cũng cho biết, khó khăn hiện nay trên các công trường, nhà thầu chỉ tập trung thi công vào phần cầu, còn phần đường thì phần ra đường thì thi công rất là cầm chừng do nguồn cát đắp nền hiện đang khan hiếm, thành phố Cần Thơ có mỏ nhưng mà cát không đạt chuẩn và hiện nay giá cát tăng gấp đôi so với giá dự thầu.

Hiện nay cát đắp nền đang tập trung vào các tuyến cao tốc, mà tuyến cao tốc trên địa bàn Cần Thơ cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang gặp khó về nguồn cát và cũng chưa thể đủ số lượng cát đắp nền. Ví dụ như trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tuyến cao tốc Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng đi qua đang còn thiếu khoảng 4 triệu khối cát.

"Đối với khó khăn này, Sở Giao thông vận tải cũng sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường tham mưu cho UBND thành phố tiếp tục làm việc với các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang đề nghị hỗ trợ các nguồn cung cấp vật liệu cát nền này thì theo hướng mua thương mại. Tuy nhiên, việc này cũng phải là theo trật tự giải quyết, tức là lượng cát này tập trung vào cung cấp cho các tuyến cao tốc trước, sau đó là các tuyến đường do địa phương quản lý thì mới tính toán", ông Dũng nói.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với tổng chiều dài khoảng 188 km với tổng mức đầu tư khoảng 44.700 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ có chiều dài hơn 37km và tổng mức đầu tư hơn 9.700 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 – 2027. Dự án khi hoàn thành sẽ kết nối với các trục giao thông quan trọng, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế, xã hội của Cần Thơ và vùng ĐBSCL cũng như kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước.