您当前的位置:首页 > 探索

Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?

发布时间:2024-10-17 00:21:41

Thời gian gần đây,ắngnóngsửdụngđiềuhòachotrẻnhưthếnàolàhợplý thời tiết ở các tỉnh miền Bắc và Thủ đô Hà Nội nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ tăng cao, oi bức, điều hòa là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Đang là thời điểm nghỉ hè, hầu hết trẻ nhỏ ở nhà và sử dụng điều hòa là biện pháp “tối ưu” nhất để giúp trẻ chống nóng. Một số gia đình có người lớn ở nhà trông trẻ thì có thể kiểm soát được việc sử dụng điều hòa, còn với những gia đình có con lớn, ở nhà một mình thì việc sử dụng điều hòa là rất khó kiểm soát. Đáng lo ngại, nhiều em có thói quen và sở thích để nhiệt độ ở mức thấp 20-21 độ, chênh lệch khá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Điều này không tốt cho sức khỏe và có thể khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Chị Nguyễn Thu Thùy (Ba Đình, Hà Nội) cho hay, chị có 2 cậu con trai, năm nay 11 và 13 tuổi. Vì các cháu lớn nên vợ chồng chị yên tâm để con ở nhà để bố mẹ đi làm. Thời gian gần đây, nắng nóng oi bức nên 2 bé bật điều hòa gần như cả ngày. Trước khi đi làm anh chị đã nhắc các con chỉ để điều hòa ở mức 27-28 độ nhưng các bé vẫn điều khiển nhiệt độ ở mức thấp theo sở thích.

Do ở phòng điều hòa trong thời gian dài nên khoảng 1 tuần sau đó, bé thứ 2 nhà chị Thùy có biểu hiện sổ mũi, viêm họng, sốt, ho. Khi đi bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán, con chị bị viêm phổi cấp.

Tương tự gia đình chị Thùy, chị Nguyễn Hương Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, do các con chị đã lớn, 1 bé 9 tuổi và 1 bé 12 tuổi nên trong thời gian nghỉ hè, bố mẹ đi vắng, 2 con ở nhà với nhau. Thời tiết nắng nóng, diện tích căn hộ lại hẹp nên rất oi bức, việc dùng điều hòa cả ngày là điều bắt buộc. Khi bố mẹ ở nhà cùng các bé thì chỉ để nhiệt độ khoảng 28-29 độ, khi bố mẹ đi vắng, các bé thường để nhiệt độ ở mức thấp, 21-22 độ.  

“Gần 1 tháng trời dùng điều hòa liên tục, gần đây, cả 2 bé nhà tôi có triệu chứng ho, sốt kéo dài. Đi khám, bác sĩ cho biết, các con có nguy cơ bị viêm phổi cao, nguyên nhân một phần do thời tiết, một phần do sử dụng điều hòa liên tục trong một thời gian dài”, chị Giang buồn rầu cho biết.

Trước thói quen cho trẻ dùng điều hòa của nhiều gia đình hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc sử dụng điều hòa cần cẩn trọng để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi nguyên nhân của tình trạng trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, sốt, viêm phổi là do thời tiết nắng nóng, cách chăm sóc con chưa đúng cách của cha mẹ, cùng với việc cho trẻ sử dụng điều hoà quá nhiều. Những trẻ có cơ địa dị ứng thì có thể bị khô da, ngứa, viêm da.

Bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm - Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cho biết, việc sử dụng điều hòa liên tục sẽ làm cho hệ thống hô hấp, đường hô hấp trên như mũi, niêm mạc mũi, niêm mạc họng bị khô, điều này cũng khiến hàng rào bảo vệ cơ thể kém đi nhiều, tạo điều kiện để virus, vi khuẩn đang trú ngụ sẵn ở đó xâm nhập vào bên trong khi có tổn thương, từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm.

 “Sử dụng điều hòa đúng cách là không để nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ ngoài trời. Ví dụ, nhiệt độ ngoài trời khoảng 37-38-39 độ thì chỉ nên để nhiệt độ trong nhà khoảng 25-26 độ. Trong các phòng kín có sử dụng điều hòa nên để chậu nước hoặc máy phun ẩm, sẽ giúp cho nhiệt độ, độ ẩm trong phòng không quá khô, giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp”, bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm đưa ra lời khuyên.

Bác sĩ Khiêm cũng cảnh báo, không nên cho trẻ dùng điều hòa 24/24 hoặc trong thời gian quá dài, vì sẽ gây nên tình trạng trẻ “nghiện” điều hòa, lười vận động, từ đó dẫn tới hệ lụy sức khỏe khác. Ngoài ra, cần quản lý trẻ chơi đùa để tránh tình trạng tăng thân nhiệt của trẻ. Khi trẻ đi chơi về, không nên cho trẻ uống nước lạnh, không cho trẻ tắm ngay, như vậy thân nhiệt thay đổi đột ngột, dễ bị bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh.

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, các gia đình nên cho trẻ ra ngoài vào buổi sáng sớm lúc chưa quá nắng hoặc buổi chiều muộn để trẻ được vận động cơ thể, đi dạo hoặc chơi những hoạt động nhẹ nhàng. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ đến các bể bơi trong nhà, giúp trẻ có cơ hội giao lưu với bên ngoài, thay đổi không khí, điều này sẽ rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cũng theo bác sĩ Khiêm, trong thời kỳ nghỉ hè, nếu như không cho trẻ ra ngoài hoạt động thì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tăng các bệnh về mắt. Bởi vì trong một không gian hẹp, mắt không có sự điều tiết, nhìn xa sẽ dễ làm tăng nguy cơ cận thị, loạn thị, đặc biệt là những trẻ ở trong nhà nhiều, thường xem TV, chơi điện thoại.

“Cha mẹ nên có thời gian biểu cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định nên có các hoạt động ngoài trời, dọn dẹp nhà cửa cũng là một cách để cho trẻ vận động hoặc chơi những trò chơi vận động nhẹ nhàng, thay đổi các trò chơi chứ không chỉ gắn liền trẻ với điện thoại, TV… những việc đó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đến thể chất cũng như khả năng điều tiết mắt của trẻ”, bác sĩ Nguyễn Đăng Khiêm cho hay.

Các chuyên gia y tế cũng đưa ra một số lời khuyên khác khi sử dụng điều hòa: Không bật điều hòa quá lạnh. Nếu để mức nhiệt trong phòng điều hòa quá thấp, sự chênh lệch nhiệt độ nóng - lạnh giữa ngoài trời và bên trong phòng sẽ là yếu tố tấn công sức khỏe trẻ, dẫn tới trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Vì vậy, nhiệt độ điều hòa hợp lý không nên thấp hơn 26 độ, chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài không quá 5-8 độ.

Khi cho trẻ nằm phòng điều hòa, nhất là vào ban đêm, không nên bật điều hòa suốt đêm, có thể sử dụng ngắt quãng, sau khi nhiệt độ trong nhà hạ nhiệt có thể tạm ngừng dùng điều hòa và bật lại sau một thời gian.

Để tạo độ ẩm cho không khí trong phòng điều hòa, có thể đặt máy phun sương hoặc một chậu nước ở góc phòng khi ngủ. Không khí có độ ẩm cần thiết sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, tránh được các vấn đề về đường hô hấp.

Đồng thời, chú ý vệ sinh điều hòa định kỳ 4-6 tháng một lần. Điều này sẽ tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy có cơ hội phát triển. Khi không bật điều hòa, nên mở cửa phòng để không khí lưu thông, tránh vi khuẩn sinh sôi trong phòng kín.

Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ thật nhiều nước khi con nằm điều hòa như nước lọc, sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây hay canh súp; Cho trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
44529
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 42 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Chuyến bay đầu tiên đón công dân ở Ukraine về nước đã hạ cánh tại Nội Bài
  • 食盐加白醋有什么功能
  • 9度双氧奶停留多久
  • 药品可以寄到国外吗
  • Thừa Thiên Huế ứng phó bão Noru
  • 蔬菜农药残留怎么清洗
  • 鸟为什么会有气味
  • 克苏鲁音乐
  • Quảng Nam sẽ điều chuyển công tác Chủ tịch UBND huyện nếu để giải ngân chậm
  • 9度双氧奶停留多久
  • 相关文章
    热门点击
  • 2 phụ nữ tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ tại TP.HCM
  • 头上有犄角是什么梗
  • 四个字的歌曲
  • 这娘们不像好人是什么梗
  • 4 người chết do mưa lũ ở Đà Nẵng
  • 食草动物有哪些
  • 芋头和红薯哪个热量高
  • 要一起爬山吗?是什么梗
  • Người đàn ông tử vong cạnh đường ray ở Bình Thuận
  • 军中绿花简谱
  • 标签云
    TP.HCM tri ân và chia tay lực lượng quân sự, quân y tham gia chống dịch COVID  椒盐龙头鱼的做法窍门  发芽的土豆可以吃吗有没有毒  南瓜饼要怎么做  Hình ảnh thị xã Hoàng Mai, Nghệ An bị ngập nặng do lũ  莲藕七孔和九孔的区别  阳澄湖大闸蟹蒸多久最佳时间  牛皮凉席能用多少年  Bí thư Hà Nội chỉ đạo chủ động phương án ứng phó dịch bệnh 3.000 ca/ngày  法外狂徒张三沃尔沃什么梗  水果都有哪些水果  椰子汁开盖之后能放多久  Hà Nội: Các hầm chui liệu có đang đặt...nhầm hướng?  月球种菜是什么梗  男明星是什么梗  洗衣机是什么梗  Chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới  大会邀请函模板  洋葱去味除甲醛吗  马苏做头发什么梗  Bão số 8 cách bờ biển Hà Tĩnh 360km, giật cấp 12  阻冲之什么梗  马苏做头发什么梗  年会节目创意节目  Thừa Thiên Huế hỗ trợ người dân vùng bị ngập sâu  利山涧在哪里  开封后的牛奶可以保存多久  吃出芽的花生有什么好处  Ngày 21/2 tiếp tục có nhiều khối lớp ở Tiền Giang đến trường học trực tiếp  睡袋和穿衣服睡觉有什么区别  要一起爬山吗?是什么梗  食盐加白醋有什么功能  Lo ngại nền y tế giá rẻ từ cơ chế đấu thầu thuốc vật tư y tế  野生螃蟹的寿命有多长  八大关枫叶在哪条路  蟋蟀又称什么名字  Mưa lớn gây ngập lụt nặng, Phú Yên sơ tán hơn 11.000 người dân  包包五金磨损怎样修复  手办怎么清洗  我开空调了是什么梗 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |