Nghi Sơn (Thanh Hóa) là một xã đảo,ùngđấtởThanhHóađượcvínhưbàntaykhổnglồchìarabiể được thiên nhiên ban tặng phong cảnh kỳ vĩ. Nơi đây được ví như “bàn tay khổng lồ” chìa ra biển, thu hút khách du lịch đến khám phá.

thanh hoa
Theo sử sách, xã đảo Nghi Sơn được hình thành từ thế kỷ XI, thời vua Lê Đại Hành. Ban đầu, nơi này có tên là Biện Sơn (hay còn gọi là đảo Biện, cù lao Biện). Ngày nay, xã đảo có hình dáng của một doi đất nhỏ vươn dài ra biển khơi, gồm 4 thôn: Bắc Sơn, Trung Sơn, Thanh Sơn và Nam Sơn.
Xã đảo Nghi Sơn vốn là một cù lao nổi lên giữa vùng sóng nước mênh mang nằm trong cửa Bạng. Trước đây, từ đất liền muốn ra đảo, người dân phải dùng thuyền. Sau này, do tác động của quá trình kiến tạo địa chất và con người quai đê lấn biển, nơi đây được nối với đất liền thành một dải nên việc đi lại thuận tiện hơn. 
xa dao
Xã đảo hiện có hơn 1.400 lồng cá, với khoảng gần 60 hộ dân nuôi, chủ yếu phân bổ trên khu vực Vụng Ngọc. Những lồng ở đây được người dân nuôi nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, như: cá mú, cá giò, cá hồng Mỹ, cá chim vàng anh...
xã đảo
Toàn cảnh xã đảo nhìn từ phía sau. Nơi đây có một dải đá dài, du khách thường xuyên đến chụp ảnh check-in. Hòn đảo như một vòng tay khổng lồ, ôm gọn trong lòng một vũng nước đủ độ sâu làm nơi cho tàu thuyền neo đậu sau những chuyến ra khơi. 
xã đảo
Vùng biển ở khu kinh tế Nghi Sơn còn là nơi hội tụ các nhà máy, xí nghiệp lớn, như: nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy nhiệt điện Công Thanh, nhà máy xi măng Đại Dương... 
xa dao
Xã đảo Nghi Sơn có 4 thôn: Bắc Sơn, Trung Sơn, Thanh Sơn và Nam Sơn, với dân số gần 10.000 người.
xa dao
Xã đảo Nghi Sơn có diện tích đất tự nhiên là 327,18ha. Trong đó, đất thổ cư 21,45ha, còn lại là đồi, núi trồng cây lâm nghiệp. 
Ngôi chùa đặc biệt ở Thanh Hoá, mỗi ngày có đàn khỉ hoang rủ nhau về

Ngôi chùa đặc biệt ở Thanh Hoá, mỗi ngày có đàn khỉ hoang rủ nhau về

Để bầy khỉ hoang không bị đói, hàng ngày Đại đức Thích Tĩnh Hải, trụ trì chùa Linh Ứng, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) mang cả yến ngô để cho bầy khỉ xuống ăn.Độc đáo những bức tranh vẽ trên mâm gỗ xưa ở Thanh Hoá

Độc đáo những bức tranh vẽ trên mâm gỗ xưa ở Thanh Hoá

Không chỉ được biết đến là “ông đồ” viết chữ thư pháp, Hoàng Trọng Tuyển (SN 1985), trú xã Thiệu Vân, TP Thanh Hóa còn được yêu thích bởi những bức tranh vẽ trên mâm gỗ xưa rất độc đáo.