Hiện nay,ềnGiangchủđộngứngphóvớinướcmặnởsôngrạchđangtăngdầ nước sông Tiền tại cống Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo) là 2,7 gam/lít, cao hơn cùng kỳ năm ngoái là 2,1 gam/lít; tại thành phố Mỹ Tho nhiễm mặn 1,6 gam/lít, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái là 0 gam/lít. Dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn độ mặn sẽ còn tăng cao, nhất là những đợt triều cường tới. Do đó, ở thời điểm này việc ngăn mặn, trữ ngọt để phục vụ sản xuất rau màu ở phía Đông và vườn cây ăn trái ở khu vực ven sông Tiền của tỉnh Tiền Giang là hết sức cấp thiết.

Ông Ngô Tấn Lâm, chủ 1 ha vườn cây sầu riêng tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy cho biết, do đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cống, bọng từ các năm trước và rút được kinh nghiệm “chống mặn” nên đã rất chủ động trong công tác này. 

"Trái cây thì bán hết rồi nhưng mà bây giờ phải chăm sóc chuẩn bị cho mùa tới. Nước thì còn trong mương vườn, mấy bữa nay lấy nước ra vô bình thường. Nếu mặn lên tới xã Tam Bình thì mình mương vườn bí lại trữ nước, có mối sà lan kêu họ bơm vô như năm trước 1000 mét khối, cứ 2 tuần bơm một lần, mình xả nước vô đóng cái bọng trong giữ một tuần sau còn nước”, ông Ngô Tấn Lâm nói.

Lo ngại nhất khi mặn xâm nhập ở tỉnh Tiền Giang là diện tích vườn cây sầu riêng ở khu vực ven sông Tiền thuộc các huyện Châu Thành, Cai Lậy của tỉnh. Bởi cây này khi nước nhiễm mặn 0,5 gam/lít là sẽ chết, nên việc bảo vệ vườn cây trước nguy cơ nước mặn tấn công là rất khẩn trương.

Ông Trần Quốc Bình, Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy cho biết, trước mắt từ nguồn kinh phí trên 6 tỷ đồng, huyện đang triển khai xây dựng 05 cái đập tại đầu kênh rạch ở cù lao Ngũ Hiệp với mỗi đập là 1,2 tỷ đồng và một cái đập nhỏ tại xã Tam Bình; từ nguồn ngân sách huyện và nhân dân đóng góp sẽ tiến hành đắp khoảng 20 cái đập ngăn mặn cục bộ khác tại cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp.

Đối với khoảng 200 ha vườn cây sầu riêng ven sông Tiền nằm ngoài hệ thống cống đập ngăn mặn tại các xã Hội Xuân, Tam Bình, Ngũ Hiệp thì nhà vườn tự gia cố đê bao ngăn mặn, triều cường.

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong, huyện Cai Lậy cho biết công tác đắp đập, làm cống ngăn mặn địa phương đã rất sẵn sàng với sự đóng góp của người dân.

"Thời điểm này, mình đang đi vận động người dân góp tiền phụ mình để làm bọng để đó. Khi nào huyện, tỉnh có chủ trương đắp cống thì mình đem bọng lại cho người ta đắp hết. xã có 15 cái đập với khoản 36 cái bọng, có đập 1 bọng, có đập 2 bọng, mỗi bọng dài 12 mét giá khoảng 25 triệu đồng. Hiện nay, nước ngọt thì vẫn còn không sao”, ông Lê Văn Bình nói.

Điểm thuận lợi trong công tác phòng chống hạn mặn hiện nay ở tỉnh Tiền Giang là hệ thống 06 cống ngăn mặn ven sông Tiền thuộc địa bàn huyện Châu Thành, Cai Lậy đã xây dựng hoàn chỉnh, đưa vào vận hành, có nhiệm vụ đóng ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Các công trình thủy lợi này do công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Tiền Giang quản lý và vận hành thông qua hệ thống điều khiển trung tâm kết nối trực tiếp. Quá trình đóng mở cửa cống đều tự động, sử dụng đường truyền tín hiệu trên hạ tầng internet.

Ông Nguyễn Đàm Thanh Tuyến, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp- PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết thêm: “6 cống qua thời gian vận hành ổn định hết, đã làm thử nghiệm mấy lần rồi. Thời điểm vừa nghiệm thu xong là giao đơn vị vận hành; trong thời gian vận hành bên đây theo suốt. Mình đã phối hợp với nhau, những gì bên vận hành chưa rành thì mình hướng dẫn, chuyển giao ổn hết. Tất cả 6 cống vận hành theo một hệ thống luôn, theo Scana đường truyền, có camera theo dõi, có cảm biến theo nguyên hệ thống”.

Đối với cống âu kênh Nguyễn Tấn Thành do Ban quản lý  đầu tư xây dựng thủy lợi 10 -Bộ Nông nghiệp- PTNT làm chủ đầu tư, dù chưa hoàn thành nhưng vẫn có khả năng ngăn mặn khi cần thiết.

Ông Bùi Duy Liệu, cán bộ Ban quản lý  đầu tư xây dựng thủy lợi 10- Bộ Nông Nghiệp-PTNT, chỉ huy trưởng công trình xây dựng cống âu kênh Nguyễn Tấn Thành nói: "Tiến độ cống thì đạt gần 80% rồi, mình đang làm 2 đầu âu thuyền. Hiện nay đã có văn bản đóng cửa cống từ ngày 7-3 và đến ngày 12-4 mở cửa. Âu thuyền có khung vây để kết hợp với cửa cống hạ xuống để ngăn mặn được”.

Là tỉnh cuối nguồn của sông Mê Kông chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng nên công tác ứng phó với hạn mặn ở tỉnh Tiền Giang đang được thực hiện quyết liệt, bằng các giải pháp, kịch bản đã được đưa ra trước đó. Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Tiền Giang, nếu mặn xâm nhập sâu sẽ tiến hành làm các đập thép ngăn mặn dã chiến ven sông Tiền thuộc địa bàn huyện Cai Lậy như: sông Ba Rài, Phú An, Trà Tân, để bảo vệ an toàn 84 nghìn ha vườn cây đặc sản, 24 nghìn ha lúa Hè thu tại các huyện phía Tây; đồng thời triển khai các vòi nước công cộng để cấp nước sạch cho người dân vùng Gò Công, cù lao Tân Phú Đông như các năm trước.