您当前的位置:首页 > 百科

Giải pháp cứu cánh cho dạy thêm, học thêm ở phổ thông

发布时间:2024-10-16 20:24:08

>> Dạy thêm,ảiphápcứucánhchodạythêmhọcthêmởphổthô học thêm: "Tránh đóng phí 2 lần chỉ để học lại kiến thức trên lớp"

>> Lý do gì khiến nhiều phụ huynh cho con đi học thêm?

>> Có nên tiếp tục cấm dạy thêm, học thêm khi “càng cấm càng làm”?

Trao đổi với phóng viên VOV.VN về vấn đề dạy thêm, học thêm và đưa hoạt động này vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, điều này vừa sai luật vừa không đúng với thực tiễn khi triển khai vào cuộc sống.

Định nghĩa “học thêm”và học thêm tại các nước

Ông Đặng Tự Ân cho biết, theo tổ chức UNESCO hoạt động dạy thêm, học thêm ở hệ thống trường công được gọi là “Giáo dục ngoài luồng (Shadow Education). Bản chất của giáo dục ngoài luồng là “chỉ việc phụ đạo cho các môn học chính, có thu phí và được tổ chức ngoài giờ học chính khóa tiêu chuẩn của Nhà nước”. 

Học thêm có một lịch sử lâu dài tại khu vực châu Á và ngày càng gia tăng. Ngay từ năm 1943 đã có hình thức giáo dục này ở Sri Lanka. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Chính phủ rất quan tâm, đầu tư nghiên cứu về học thêm để từ đó đưa ra nhiều chính sách phù hợp và được áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Qua kết quả khảo sát mẫu ở nhiều trường phổ thông của 32 nước cho thấy, tỷ lệ học sinh học thêm là khá cao, ví dụ: Trung Quốc có 73,8% học sinh tiểu học, 65,6% học sinh THCS và 53,5% học sinh THPT; tỉ lệ này ở Hàn Quốc lần lượt là 87,9%, 72,5% và 60,5%; Nhật Bản là 15,9%, 65,2% và 24,8%; Azerbaijan có 93,1% học sinh cuối cấp THPT; Mông Cổ có 66% học sinh cuối cấp THPT; Singapore có 97% học sinh phổ thông.

“Các dữ liệu thống kê nêu trên, mặc dù không được bảo đảm độ chuẩn xác như dữ liệu về hệ thống trường học chính khóa, tuy nhiên cũng cho ta thấy một bức tranh phác thảo học thêm khu vực châu Á. Số tiền chi cho học thêm là rất lớn. Tại Hàn Quốc, chi tiêu cho học thêm khoảng 17,3 tỷ USD/năm, tương  đương 80% chi tiêu của chính phủ cho giáo dục công; còn tại Nhật Bản là 12 tỷ USD/năm, tại Singapore là 680 triệu USD/năm…”, ông Ân cho biết.

Theo Giám đốc Quỹ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, việc nở rộ hoạt động học thêm có tác động mạnh về phân tầng xã hội và tạo ra sự bất bình đẳng lớn: “Giáo viên dạy thêm có thu nhập cao hơn nhiều giáo viên không dạy. Hộ gia đình giàu có, có điều kiện cho con đi học, trong khi hộ nghèo và khó khăn không đủ tiền đóng học phí học thêm cho con. học thêm thực sự là gánh nặng tài chính, đáng lẽ không đáng có. Thanh thiếu niên bị tạo thêm áp lực khi phải tham gia học thêm”.

Học thêm ở Việt Nam

Ông Đặng Tự Ân đánh giá, tại Việt Nam, hoạt động dạy thêm, học thêm cũng không khác nhiều so với các nước khác ở châu Á. Những vấn đề thuộc về bản chất, nguyên nhân, nhận định mặt tốt và chưa tốt của học thêm ở Việt Nam, có nhiều điểm tương đồng như các nước trong khu vực.

Một số giáo viên “dạy trước” khiến cho việc giảng dạy chính khóa gặp khó khăn do trình độ học sinh không đồng đều. Gần đây Internet cũng trở thành phương tiện sử dụng hiệu quả trong dạy thêm và góp phần thúc đẩy học thêm phát triển ngày càng mạnh mẽ.

“Học thêm nhiều nhất là các môn được coi là cần thiết để tiếp tục học cao hơn hay cho thi chuyển cấp, như Toán, Ngữ văn hay Ngoại ngữ. Ngoài bám theo trực tiếp các môn học ở trường, các lớp học thêm thường bổ trợ các môn học chính khóa theo nhiều cách khác nhau. Dạy theo giáo án riêng cho nhóm nhỏ, nhóm lớn và cả hình thức một kèm một. Đôi khi dạy nâng cao, mở rộng giáo án dạy chính khóa”, ông Ân đánh giá.

Cũng theo nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), tiêu cực của hoạt động học thêm ở Việt Nam và các nước trong khu vực là rất lớn và đã để lại hậu quả năng nề, nguy cơ trở thành bệnh nay y khó chữa. Học thêm thu phí biến học sinh thành “khách hàng”; Tôn sự trọng đạo, quan hệ trong sáng thày trò có từ xa xưa bị xói mòn, hình ảnh đẹp của thày cô biến thành “xấu xí”; Áp lực lên người học tới mức trầm cảm do học thêm quá nhiều; Học thêm trở thành gánh nặng của nhiều gia đình có đông con đang tuổi đi học. Lớp trẻ sợ sinh con vì áp lực kinh tế nuôi con và chi phí ăn học; Xã hội nhìn nhận hoạt động dạy thêm, học thêm với con mắt khác, không phải nghề đòi hỏi sự tận tâm mà đã biến thành nghề tìm kiếm lợi nhuận...

“Giáo dục thế giới đã đồng thuận học thêm là sự tồn tại khách quan, là một hiện tượng xã hội, không tự mất đi và cũng không thể cấm hoạt động. Điều đó được hiểu là học thêm như “cái bóng”, song hành của giáo dục chính khóa trong các nhà trường. Tuy nhiên, học thêm là một lĩnh vực phức tạp, nhưng vẫn có thể tìm ra cách quản lý phù hợp, hiệu quả hơn và “cái bóng” sẽ thu nhỏ hoặc bị triệt tiêu”, ông Ân nói.

Đưa hoạt động dạy thêm  thành nghề kinh doanh có điều kiện, liệu có khả thi?

Ông Đặng Tự Ân cho rằng, đề xuất này vừa sai luật vừa không đúng với thực tiễn khi triển khai vào cuộc sống: “Luật của chúng ta vẫn chưa cho phép giáo dục là ngành kinh doanh như hàng hóa, sản phẩm nhà trường chưa phải là hàng hóa vô hồn. Nhà trường, thày cô với phụ huynh, học sinh chưa phải là quan hệ mua bán, đổi trác, sòng phẳng thông qua đồng tiền. Luật Giáo dục đã cấm “Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền” hay “Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi”.

Theo ông Ân, chương trình GDPT 2018 định hướng tới phát triển năng lực học sinh, đưa kiến thức vào SGK đảm bảo cơ bản vừa đủ, dạy học sinh cách học và học thông qua thực hành. Ngoài ra tăng cường giáo dục kỹ năng sống. Do đó, khi thực hiện chương trình giáo dục mới, học sinh không phải “học thêm” mà chính là cần “làm thêm”, “trải nghiệm thêm”.

“Bậc tiểu học đã tổ chức học 2 buổi/ngày, tuyệt đối không học thêm. Hết buổi học học sinh về nhà nghỉ ngơi và dành ít thời gian đọc bài, ôn bài cũ và chỉ làm bài tập nhưng không bằng hình thức viết. Học sinh phổ thông, những nơi chưa học được cả ngày cần chuyển đổi mục đích học thêm từ  tập trung cho học thuật, kiến thức sang tăng cường rèn luyện thể chất, bồi dưỡng nghệ thuật và khoa học công nghệ cho những học sinh có nhu cầu. Thành lập các câu lạc bộ dựa theo cấu trúc tổ hợp tự chọn và khối thi vào đại học cho học sinh THPT”, ông Ân cho biết.

Giám đốc Quỹ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam nêu giải pháp để chuyển hướng tích cực cho hoạt động dạy thêm, học thêm là cần nhanh chóng nâng mức lương cao nhất cho giáo viên trong khối sự nghiệp như Nghị quyết 29/TW, tạo ra các cơ chế tự chủ để giáo viên sống được bằng tổng thu nhập hàng tháng. Từng bước cải tiến việc đánh giá học sinh, đổi mới phương thức, nội dung thi tuyển trong trường, từng địa phương và quốc gia, nhằm giảm áp lực học thêm.../.

Chấn chỉnh việc lạm thu, dạy thêm, học thêm ở Bà Rịa - Vũng Tàu

VOV.VN - Ngành giáo dục tỉnh sẽ thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị; mỗi địa phương kiểm tra 2 trường ở mỗi cấp học.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
873
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 4 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Phụ huynh căng thẳng bốc thăm cho con vào trường mầm non công lập Hoàng Liệt
  • 让处女男酒后想念的女人 忍不住表达爱意
  • 分手后真正能做到放下的只有这几个星座
  • 恋爱时只走心 爱上就是注定幸福的星座
  • Kích hoạt đường dây nóng cấp đổi giấy phép lái xe
  • 十二星座对爱的定义和表现
  • 两个人在一起总是能够笑得很甜的星座配对
  • 巨蟹座与处女座配不配 配对指数分析
  • Tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 xe khách trên Quốc lộ 1
  • 属猴金牛男喜欢一个人的表现有哪些
  • 相关文章
    热门点击
  • Đại biểu Quốc hội bức xúc với hành vi quay clip vụ giết người đăng lên mạng xã hội
  • 天秤座容易吸引哪种类型的异性? 公平正义的人
  • 双鱼座女和双鱼男结婚会怎样 双鱼女和双鱼男结婚配对
  • 属羊白羊座和属鸡摩羯座在一起怎么样 分析大全
  • Cựu binh Mỹ tìm tác giả cuốn nhật ký trong chiến tranh
  • 金牛和双鱼配对指数是多少 为什么
  • 1979年阴历二月初七是什么星座 阴历二月初七是什么星座的人
  • 相识陪伴的生活默契 这些星座需要这种爱情
  • Tính đến 17h ngày 28/9 bão số 4 đã khiến 16 người bị thương 
  • 处女座男生和巨蟹座女生匹配度怎样 在一起合适吗
  • 标签云
    Kích nổ an toàn quả bom nặng 228kg tại Đắk Lắk  下半年3星座好运接踵而至 财神关照 富贵可期  属虎白羊座和属狗金牛座在一起好不好 爱情指数分析  这四个星座面对爱情总是不愿开口  Cơ chế tốt thì bác sĩ không phải chân trong chân ngoài  狮子座与摩羯座配不配 配对指数分析  对烂桃花束手无策 总被渣男纠缠的星座女  为何那么多人暗恋摩羯女 为什么会暗恋摩羯女生  Cho dạy thêm học thêm trong trường học để tránh "càng cấm càng làm"?  巨蟹女内向还是外向 最配什么星座男  属鼠摩羯男对待爱情的态度 吃哪一套  这些星座总是不愿意接受别人的爱  Hà Nội chấm dứt, dừng nhiều dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh  金牛男的正缘是水瓶女 水瓶女追金牛男成功概率  双子座契合度最高的星座  哪个星座的男孩子最温柔 最温柔的星座男孩有哪些  Điện Biên phải hoàn trả hơn 360 triệu thu sai từ dịch vụ test nhanh Covid  怎样让巨蟹座主动找你 如何让巨蟹主动找你  双子座男和双子座女的性格合不合 能结婚吗  处女座的最佳配对表 排行榜  Nhất chi mai “xuống phố” đón Tết hút khách tìm mua  越是有能力有本事就越会喜欢上这类星座女,你上榜了吗?  属蛇白羊座和属羊双鱼座配对指数几颗星 解析爱情  上升射手下降双子婚姻如何  Thí sinh không nên ôm đồm quá nhiều kỳ thi riêng để xét tuyển đại học  与这些星座女恋爱请主动汇报行踪 否则她们会翻天  正月生日是什么星座 正月出生的人的星座  摩羯和水瓶配对指数是多少 是对方喜欢的类型吗  Vinh quang Việt Nam 2022: Tôn vinh điển hình của trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam  注定与双鱼无缘的星座  摩羯座最佳配对第一名  巨蟹女和射手男配吗 合适吗 爱情结局怎么样  Công nhân vệ sinh môi trường bỏ việc, đường phố Bắc Ninh ngập rác thải  男女双鱼座适合做夫妻吗 婚后如何相处  狮子女和处女男配吗 合适吗 爱情结局怎么样  巨蟹男天生被水瓶吸引 让巨蟹男疯狂的水瓶女  140 người làm xe ôm miễn phí chở du khách ở Bình Dương  处女座男生暧昧的表现不同于喜欢  2023年巨蟹男桃花运旺不好 享受幸福感情生活  金牛座宿命中的感情 灵魂伴侣双子座 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |