您当前的位置:首页 > 综合

Cho dạy thêm học thêm trong trường học để tránh "càng cấm càng làm"?

发布时间:2024-10-16 22:11:57

1. Tôi bắt đầu đi học cách đây hơn 40 năm. Thời đó,ạythêmhọcthêmtrongtrườnghọcđểtránhquotcàngcấmcànglà học cấp 1 gần như rất nhẹ nhàng, chủ yếu học những gì trên lớp và mọi người không hề có khái niệm về học thêm. Đến tận bây giờ, kỷ niệm đọng lại trong tôi là vẫn là các buổi lên lớp của thầy cô với những bức tranh minh họa cho các bài thơ, bài giảng trên lớp và những buổi ngoại khóa cuốc đất, trồng rau ngay tại vườn trường. Rồi cả những lần cô giáo đến tận nhà thăm tôi ốm cũng như thăm hỏi nhiều bạn trong lớp khác. Và mỗi khi Tết đến, tôi vẫn nhớ cảm giác háo hức được bố chở trên chiếc xe đạp cũ kỹ, lốp buộc dây cao su chằng chịt đến chúc Tết thầy cô…

Lên cấp 2, chúng tôi bắt đầu đi học cả ngày. Buổi sáng, chúng tôi học các môn theo chương trình phổ thông và buổi chiều học các môn nâng cao mà bây giờ gọi là học thêm. Nhưng thực sự, thời chúng tôi việc học thêm một cách rất “vui vẻ”, không cảm thấy áp lực về bài vở. Ngoài những buổi học thêm, tuần nào chúng tôi cũng có buổi lao động ngoại khóa, tập văn nghệ, thể thao… mà hầu hết ai cũng vui vẻ, nhiệt tình tham gia.

Ngày đó, gia đình ai cũng nghèo nhưng bố mẹ không bị áp lực nhiều về các khoản tiền nộp học. Học thêm là do trường tổ chức mà tiền học phí cũng khá phù hợp với đại đa số gia đình nghèo như nhà tôi. Tôi còn nhớ, mẹ chỉ cần bán gánh rau hay một hai thúng lúa là đủ tiền nộp học cho tôi.

Lên cấp 3, các buổi “học thêm” của tôi và các bạn trong trường nhiều hơn, nhưng cũng là học ngay tại trường. Hiếm ai phải đi học thêm ở ngoài. Tiền học thêm cũng khá ít, chỉ chiếm phần rất nhỏ trong đồng lương công chức của bố tôi lúc bấy giờ. Có lẽ vì thế nên chúng tôi đi học không bị nhiều áp lực và không thấy bố mẹ “than phiền” về tiền học như bây giờ.

2. Khác với thời chúng tôi, các khoản thu đầu năm và tiền học thêm hiện nay đang là gánh nặng của đa số gia đình công nhân, viên chức và người lao động. Nhiều nơi, học sinh đã được miễn giảm học phí, kể cả phải đóng học phí thì số tiền vài chục ngàn tiền học phí không đáng gì so với số tiền học thêm từ vài triệu đến cả chục triệu mỗi tháng.

Mặc dù theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhiều địa phương cũng đã ra các văn bản về chuyện cấm dạy thêm, học thêm, nhưng thực tế tình trạng này không giảm mà ngày càng nở rộ. Trước khi bước vào lớp 1, cha mẹ đã tìm các lớp “tiền lớp 1” để cho con học viết, học đọc trước, thậm chí đến nhà cô giáo lớp 1 dự kiến sẽ dạy con để “gửi gắm”. Bởi tâm lý nhiều người rằng, tất cả các bạn đều học trước, con mình không được học sẽ “chậm” hơn, sẽ tự ti khi đi học chính thức. Nhiều cha mẹ còn gửi con cho cô chủ nhiệm với mong muốn con sẽ được “quan tâm” hơn. Thế là từ lớp 1, ngoài việc học bán trú trên lớp, các con đã phải quay cuồng với lịch học thêm sau giờ học, học thêm cả ngày nghỉ ở nhà cô.

Càng các lớp cao hơn thì lịch học càng dày đặc. Nhiều con phải ăn bữa tối ngay trên xe của cha mẹ để đến lớp học thêm cho kịp giờ. Nhiều cha mẹ mỗi buổi chiều sau giờ làm lại cuống cuồng len lỏi qua các cung đường tắc nghẹt ở Thủ đô để đưa đón con đến các lớp học thêm. Hành trình đó như một cỗ máy, bố mẹ không kịp hỏi han chuyện học hành trên lớp hay sức khỏe của con như thế nào. Khi tan ca ở các lớp học thêm về đến nhà đã 9-10 giờ đêm, các con lại vội vàng tắm rửa, ăn uống chóng vánh để ngồi vào bàn giải quyết bài tập về nhà. Vậy nên, nhiều cha mẹ dù xót con phải học đến 11-12 giờ đêm, nhưng cũng không còn cách nào khác.

Còn ở các trường, khi có “lệnh cấm” của cơ quan quản lý thì việc tổ chức dạy thêm được tổ chức một cách “kín đáo” hơn, bằng cách liên kết với các trung tâm dạy học để học sinh ký vào đơn “tự nguyện” và chỉ “bổ sung kiến thức” ở những trung tâm đó. Sau giờ học ở trung tâm, nhiều học sinh còn đến nhà thầy cô dạy mình để học thêm. Đã có tình trạng, một số học sinh không học thêm ở nhà cô, khi kiểm tra không làm được bài vì dạng bài đó chỉ được học ở nhà cô. Vì thế, dù con có mệt và không muốn đi học thêm thì phụ huynh vẫn phải tự nguyện “nhờ” cô nếu không muốn con bị điểm thấp. Trong khi đó, ở đa số các trường học, lớp học hiện nay điểm số đang là yếu tố quan trọng bậc nhất đánh giá khả năng, trình độ của học sinh, thậm chí còn là "tiêu chí" đánh giá ý thức của các em trong học tập.

Phần nữa, đã có lệnh cấm và người đứng đầu các cơ sở giáo dục, cụ thể là hiệu trưởng phải có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm nhưng tình trạng này vẫn diễn ra nhan nhản. Thử hỏi, số vụ phát hiện và xử lý đếm được chỉ  trên đầu ngón tay? Đến nay đã có bao nhiêu người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm?

Cũng có lẽ một phần do quay cuồng với việc học thêm nên nhiều học sinh hiện nay thiếu hụt cơ bản kỹ năng sống. Mỗi ngày của các em đều được thực hiện theo một quy trình lập sẵn với học và học, đến ăn cũng phải vội vàng cho kịp giờ học. Đó cũng lý giải phần nào xảy ra ngày càng nhiều các vụ bạo lực học đường, học sinh ứng xử chưa đúng mực với người lớn, thầy cô mà đáng lẽ ra khi có kỹ năng sống, các em sẽ biết kiềm chế và có ứng xử linh hoạt hơn.

Tiền học thêm thực sự đang là gánh nặng của rất nhiều gia đình công nhân, viên chức và người lao động hiện nay. Một phần cũng do cha mẹ thiếu thông tin về học thêm như thế nào thì hiệu quả, mà cứ nghe nói nhà trường và thầy cô tổ chức thì mặc nhiên đăng ký cho con đi học. Phần nữa, lo ngại con không học sẽ không tiếp thu được kiến thức mà “chỉ ở chỗ học thêm mới được học”. Nhiều phụ huynh thấy con học thêm mà điểm thi chưa được như mong muốn, còn cho con học ở các trung tâm và thầy cô khác. Vì thế, việc cho con đi học tràn lan là phổ biến hiện nay, càng làm tăng gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đối với nhiều gia đình.

3. Công bằng mà nói, dạy thêm học thêm không phải bây giờ mới diễn ra, mà có từ rất lâu, từ thời tôi đi học cách đây 30-40 năm, nhưng quan trọng là việc tổ chức học thêm, dạy thêm như thế nào để hiệu quả mới là điều cần bàn. Thực tế, học thêm cũng là nhu cầu của nhiều học sinh và gia đình, nhất là trong điều kiện chương trình học ngày càng khó, bố mẹ không đủ khả năng và phương pháp hỗ trợ con.

Vì thế, thay vì quy định cấm học thêm, dạy thêm một cách cứng nhắc thì nên có sự linh hoạt để việc học thêm, dạy thêm đạt được hiệu quả về nhiều mặt. Bởi thực tế cấm nhưng tình trạng này lại ngày càng phổ biến, dưới nhiều hình thức “lách” quy định, càng làm khó cho học sinh và phụ huynh tiếp cận thông tin về học tập một cách chính thống.

Thay vì cấm, nên để nhà trường trình các phương án dạy thêm, học thêm phù hợp với điều kiện, chất lượng học sinh của trường, cũng như mức thu tiền học thêm. Nên xem xét quy định ở cấp nào thì nên tổ chức dạy thêm, học thêm. Chẳng hạn, với học sinh cấp 1, có thể không cần đến việc học thêm, vì các em học bán trú cả ngày, trong khi ở cấp học này chương trình học cũng đang ở mức độ vừa phải, nên chú trọng hơn việc dạy cho các em kỹ năng sống và các hoạt động vui chơi, tập thể.

Ở cấp 2 và cấp 3 có thể được tổ chức học thêm nhưng được tổ chức một cách chính thống trong nhà trường. Theo đó quy định số buổi học, môn học một cách cụ thể. Nhà trường đã tổ chức dạy thêm thì cần xem xét việc cấm giáo viên trong trường "chạy sô" mở lớp dạy thêm ở nhà, vừa tránh tình trạng học sinh quá tải và tránh tình trạng "kiến thức chỉ dạy ở nhà cô” như vừa qua. Mặt khác, điều đó cũng là để đảm bảo sức khỏe cho cả cô và trò trong sự nghiệp học tập lâu dài.

Để làm được việc này, cần có quy định và sự giám sát sát sao không chỉ ở phía nhà trường, người đứng đầu mà cả sự giám sát của cộng đồng và phụ huynh. Khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, cần xử lý nghiêm khắc cả người đứng đầu cũng như giáo viên dạy thêm để làm gương cho những người khác.

Nhưng hơn hết, vẫn phải là các giải pháp vĩ mô. Đó là việc quan tâm đến đời sống, thu nhập của thầy cô để họ không phải vừa dạy vừa phải lo cơm áo.

Và hơn nữa là việc đổi mới, cải cách về giáo dục, từ việc tuyển chọn đầu vào của ngành sư phạm, việc đào tạo về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong một lĩnh vực đặc thù là trồng người...  đến việc nhà trường, giáo viên và học sinh không bị áp lực học hành, điểm số và bệnh tích đè nặng như hiện nay.

Chỉ khi chúng ta thay đổi đồng bộ nhiều giải pháp thì việc dạy thêm, học thêm mới không trở thành “vấn nạn” và việc hướng đến một nền giáo dục toàn diện mới thực sự hiệu quả./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
27169
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 38734 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Tai nạn lao động 1 công nhân than Dương Huy tử vong
  • 猪肝汤的做法 猪肝汤的做法最正宗的做法
  • 刀削面的做法 刀削面的做法和面技巧
  • 不用淡奶油的蛋挞窍门 怎样用淡奶油做蛋挞液窍门
  • Người dân băn khoăn khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực nhưng thực hiện vẫn còn “trên giấy”
  • 牛奶和什么水果一起吃好 牛奶和什么食物一起吃好
  • 怎么炖猪蹄好吃 清汤猪蹄怎么炖好吃
  • 冬至吃什么 广东人冬至吃什么
  • Nghi vấn người đàn ông bỏ lại xe Audi A6 cùng thư tuyệt mệnh nhảy cầu Nhật Tân
  • 苹果和什么一起吃好 苹果和什么一起吃好
  • 相关文章
    热门点击
  • Đường sắt Nhổn
  • 冰淇淋的热量高吗 冰淇淋的热量高吗,吃了会发胖吗
  • 可乐鸡翅的做法和步骤 可乐鸡翅怎么烧好吃
  • 台湾乌龙茶有哪些品种 台湾乌龙茶茶树品种
  • 100 học sinh sinh viên ở Đà Nẵng tham gia bảo hiểm y tế
  • 豆腐皮热量高吗 豆腐可以减肥吗
  • 山药能和南瓜一起煮粥吗 山药不能和南瓜一起吃吗
  • 藕和什么蔬菜一起吃好 藕能和什么蔬菜一起搭配
  • Học sinh TP.HCM tựu trường vào ngày 22/8
  • 芹菜有哪些做法 牛肉炒芹菜的做法
  • 标签云
    Hà Nội ban hành quy định mới về an toàn phòng cháy  鸡蛋的6种最不健康吃法  羊肉炖萝卜的做法 羊肉炖白萝卜的做法  鱼香肉丝怎么做好吃 鱼香肉丝怎么做好吃又简单  Bấp bênh đời sống công nhân thời “bão giá”  无花果排骨汤的做法 无花果莲藕排骨汤的做法  果蔬干热量高吗 脱水果蔬干热量高吗  藤椒钵钵鸡的做法 钵钵鸡怎么吃味道好  Bão Noru mạnh cấp 14 di chuyển rất nhanh vào Biển Đông  羊肉和什么一起炒好吃 羊肉配什么炒好吃  臭豆腐的制作方法 臭豆腐的制作方法有屎  家常豆腐的做法 豆腐怎么做最好吃又简单  Tìm thấy thi thể 2 anh em ở Quảng Ngãi bị đuối nước  发面馒头怎么做又软又香 怎么做发面软一点  牛肉汤怎么做好吃 牛肉汤怎么做  回锅肉能用瘦肉么 回锅肉瘦肉太硬怎么补救  Dùng gậy golf đánh nữ nhân viên phục vụ, ông Nguyễn Viết Dũng bị phạt 6,5 triệu đồng  素鸡怎么做好吃 清炖鸡怎么炖好吃又简单  姑娘果要洗吗 怎么洗姑娘果  鸡蛋羹怎么做好吃 怎样蒸鸡蛋羹又滑又嫩  Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế  清蒸鲈鱼的做法 清蒸鲈鱼的做法最正宗的做法  炒河粉热量高吗 炒河粉热量高吗发胖吗  黄瓜和什么一起吃好 黄瓜连皮一起吃好吗  Bộ trưởng Trần Hồng Hà kỳ vọng năm 2022 chuyển hóa khó khăn tạo động lực phát triển  牛排做法 牛排做法  番茄酱怎么做 番茄酱怎么做的制作过程视频  榆钱怎么做才好吃 榆钱怎么做才好吃树  Kịp thời cứu sống người đàn ông nhảy cầu ở Bình Dương  红烧肉不红怎么补救 红烧肉怎么变红  杨梅怎么煮酸梅汤 鲜杨梅怎么做酸梅汤  烧烤的时候为什么会烤糊 为什么烧烤用碳烤会黑  Cụm Đài khu vực Tây Bắc hứa hẹn nhiều bất ngờ tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc  免疫力低下如何合理搭配食物 免疫力低下应该搭配什么样的食物  肉炒土豆丝怎么做 家常炒土豆丝怎么做  基围虾怎么做好吃 基围虾怎么做好吃又简单小孩吃  Cục CSGT cử lực lượng xác minh, điều tra vụ người đàn ông bị hành hạ trên tàu  菜花怎么炒好吃 炒菜花怎么炒  百香果柠檬蜂蜜腌制法 百香果柠檬蜂蜜腌制法比例  常喝蜂蜜柚子茶有什么好处 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |