您当前的位置:首页 > 时尚

Gặp lại ‘kiện tướng gùi hàng’ đường Trường Sơn năm xưa

发布时间:2024-10-17 00:25:53
Trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt,ặplạikiệntướnggùihàngđườngTrườngSơnnămxư ông đã 2 lần bị thương. Điều trị lành lặn, ông lại xin quay về Trường Sơn để tiếp tục làm nhiệm vụ quen thuộc là đẩy xe đạp, gùi hàng và giao liên với ý chí và đôi chân không biết mệt mỏi.

Trong cái nắng oi bức tháng 7 thiếu mưa của xứ Nghệ, tôi về quê hương Bác Hồ khi hai bên đường vẫn còn nhiều đầm sen đua nhau đâm búp, nở hoa, kết hạt, tỏa ngát hương thơm. Người lính già mà tôi đến thăm là một cựu chiến binh, một thương binh nổi tiếng ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn (Nghệ An): Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Viết Sinh, người được đồng đội và nhân dân thương mến gọi là “Kiện tướng gùi hàng trên đường Trường Sơn” trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước.

Ký ức gian khó, hào hùng

Ông năm nay đã 84 tuổi nhưng rất minh mẫn, tỉnh táo để bên những bát nước chè xanh xứ Nghệ, ông hào hứng ôn lại những ký ức gian khó, hào hùng, oanh liệt của ông và đồng đội thời Trường Sơn.

gui hang.jpg
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Sinh. Ảnh: VTV Online

Năm 1961, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông nhập ngũ. Sau khi huấn luyện, ông được biên chế vào đơn vị C3, D1, Tiểu đoàn 301, Trung đoàn 70 của Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn với nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, lương thực, thuốc men, vũ khí, quân trang quân dụng qua dãy Trường Sơn, vòng qua Lào chi viện cho chiến trường miền Nam.

Là người lính vận tải của Đoàn 559, ông cùng các đồng đội gùi hàng, đẩy xe thồ trên nhiều cung đường cả Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Tuyến đường thường xuyên và quen thuộc của ông là từ Làng Ho của miền Tây huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đến huyện Tà Ôi, tỉnh Savannakhet của nước bạn Lào.

Rừng Trường Sơn mùa khô trời rất nắng và nóng, bụi đỏ. Mùa mưa thì đường trơn trượt, ẩm ướt, vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Những đội giao liên, vận tải bằng đôi chân, bờ vai không mệt mỏi, vẫn miệt mài gùi hàng, đẩy xe trong điều kiện phải đảm bảo tuyệt đối bí mật với phương châm “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

Hành trình xuôi ngược, từ Bắc vào Nam, từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn của ông cùng đồng đội liên tục kéo dài từ năm 1961 đến tháng 8/1974, khi ông được đơn vị cử ra Bắc để đi học. Công việc gùi hàng nghe qua thì tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế chiến trường thời ấy lại vô cùng gian khổ và căng thẳng.

Mỗi ngày, cả đi lẫn về, cuốc bộ với quãng đường hơn 40km trong điều kiện địa hình phức tạp, hiểm trở với đủ loại côn trùng, rắn rết đe dọa mỗi khi mùa mưa đến. Đói rét, nhịn ăn là chuyện thường tình nhưng không hề làm ông và đồng đội nao núng.

Mùa khô năm 1966-1967, đơn vị vận tải của ông đóng tại Mường Phìn nước bạn Lào. Đơn vị ông phát động phong thi đua “kiện tướng bốc vác”. Đợt nào, ông Sinh cũng là tấm gương điển hình và trở thành nhân vật chính của các tác phẩm báo chí, thơ văn lúc bấy giờ.

Trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt ấy, ông đã bị thương 2 lần, bị bom bi xuyên qua phổi. Điều trị lành lặn, ông lại xin quay về Trường Sơn để tiếp tục làm nhiệm vụ quen thuộc là đẩy xe đạp, gùi hàng và giao liên với ý chí và đôi chân không biết mệt mỏi. Điều mà ông thấy tiếc nhất là không được tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tháng 8/1974, ông được đơn vị cử ra Vĩnh Phúc để đi học.

gui hang1.jpg
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Viết Sinh. Ảnh: VTV Digital

Ngày 24/2/2012, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Sinh được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam mời vào TPHCM để nhận bằng xác lập kỷ lục “Người chiến sĩ giao liên Trường Sơn gùi thồ hàng và dẫn quân với tổng đường dài nhất”.

Trong chương trình sách giáo khoa “Lịch sử và Địa lý lớp 5” do Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành, ở bài 22 trang 47 viết: “Anh Nguyễn Viết Sinh - một trong những anh hùng Trường Sơn năm xưa, người đã 6 năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng Trái đất, kể lại: Cùng với đoàn xe nối đuôi nhau chở hàng hướng về phía Nam là đoàn người gùi gạo và xăng trên lưng luồn lách qua rừng núi, dùng bè mảng vượt qua sông sâu. Có những dốc cao, leo đến tức ngực. Nếu đi không khéo, chân người trước dẫm lên chân người sau. Vậy mà người nào cũng gùi 40-50kg. Để tránh sự rình rập và kiểm soát của địch, có những lúc vượt qua đường cái, đoàn người phải chui qua cống hoặc trải nilon trên mặt đường rồi vượt qua, không để lại dấu vết gì. Muốn trao đổi với nhau, mọi người phải nói thì thầm”.

Trong cuốn sách “Chân trần chí thép” của tác giả James G. Zumwalt - Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM ấn hành năm 2021, trang 281 viết: “Trước khi xe cơ giới có thể lưu thông trên ‘Đường mòn’, gùi hàng là cách thức vận tải chính yếu. Những binh sĩ vận chuyển nhiều hàng nhất được tuyên dương. Nguyễn Viết Sinh có lẽ là nhân vật minh họa rõ nhất quyết tâm của người tải hàng với mỗi lần gùi được 45-50kg. Trong vòng 4 năm với 1.089 ngày làm việc, anh đã mang được 55 tấn hàng trên lưng đi qua chặng đường có tổng chiều dài 41.025 cây số - tương đương với đi một vòng Trái đất. Với thành tích ấy, Sinh đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Anh hùng đầu tiên thời chống Mỹ 

Ông Sinh kể đã có một giáo viên dạy sử khi dạy tới bài 22 “ Đường Trường Sơn” đã mời ông đến tham dự với tư cách là nhân chứng sống, là nhân vật ngoài đời được nói đến.

Trò chuyện với tôi, ông Nguyễn Viết Sinh bộc bạch, gia đình ông có 5/6 người tham gia bộ đội. “Tất cả đều cống hiến cho quê hương, đất nước và tôi không có gì phải tiếc nuối. Đời tôi chỉ có một ân hận là chưa được gặp Bác Hồ”, ông nói.

Năm 1961, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương Nam Đàn lần thứ 2 thì ông nhập ngũ, lên đường vào Trường Sơn.

Khi ông trở thành người lính giao liên và gùi hàng trên tuyến đường Trường Sơn, ông đã cống hiến cả sức lực và tâm lực cho nhiều cung đường giữa bom rơi, đạn nổ, giữa những cơn mưa rừng rét buốt. Ông kể rằng, từ năm 1961 đến 1965, ông đã gùi hàng không nghỉ một ngày nào; rằng chính ông cũng không hiểu vì sao lại có thể làm được những điều kỳ diệu như vậy. Ông ghi khẩu hiệu trên mũ cối: “Một viên đạn là một quân thù, một cân hàng là đồng bào miền Nam bớt đổ máu”.

Anh hùng Nguyễn Viết Sinh vinh dự được đón nhận 2 phần thưởng cao quý do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng. Đó là Huân chương chiến công hạng Nhất cho Chuẩn úy Nguyễn Viết Sinh - Tiểu đội trưởng vận tải, ký ngày 12/7/1966 vì “đã nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt tốt” và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ký ngày 1/1/1967 vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước”.

Ông Nguyễn Viết Sinh chính là một trong ba người đầu tiên của bộ đội Trường Sơn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cũng là anh hùng đầu tiên thời chống Mỹ khi mới 26 tuổi.

Nói về cảm xúc khi đón nhận danh hiệu cao quý ấy, ông khiêm nhường chia sẻ: “Ai ở trong hoàn cảnh đó cũng biết, cũng hiểu, khi mình được tuyên dương anh hùng thì biết là mình đã vinh dự thay mặt cho nhiều anh em, đồng chí, đồng đội đóng góp. Vinh dự cho cá nhân, nhưng công trạng là của tập thể”.

gui hang 2.jpg
Tác giả Trần Trung Hiếu và ông Nguyễn Viết Sinh. Ảnh: Tác giả cung cấp

Người thương binh già nhân hậu giữa đời thường

Năm 1991, ông nghỉ hưu theo chế độ và về sống cùng con cháu ở quê nhà với quân hàm Đại tá sau 30 năm cống hiến trong quân ngũ.

Về địa phương sinh sống, ông tham gia nhiều công việc như Bí thư chi bộ, Hội trưởng Hội cựu chiến binh, Hội trưởng hội làm vườn của xóm, phường…

Đến tận bây giờ, khi chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau trước sự hy sinh của nhiều đồng đội vẫn luôn thường trực trong ông mỗi khi nhớ về thời đạn bom. Hàng năm ông thường kêu gọi đồng đội quyên góp để chung tay tổ chức nhiều chuyến thăm viếng tại Ngã 3 Đồng Lộc, Truông Bồn, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Nghĩa trang quốc tế Việt – Lào…

Trong nhiều năm gần đây, vợ ông là bà Đinh Thị Vân (sinh năm 1947), là cựu thanh niên xung phong Đại đội 321- Thanh niên xung phong Nghệ An, thương binh hạng 4/4, sức khỏe ốm yếu bởi đang phải điều trị vì căn bệnh ung thư. Tuy vậy, ông vẫn luôn chắt chiu, dành dụm lương hưu để thi thoảng tham gia công tác từ thiện.

Trong cái tủ chứa đầy tài liệu, giấy tờ, tranh ảnh ông lưu giữ về một thời đạn bom, có nhiều giấy chứng nhận kèm theo chữ ký, con dấu của lãnh đạo một số huyện, xã kèm theo số tiền mà gia đình ông ủng hộ.

Nhâm nhi bát nước chè xanh, ông Sinh thanh thản nói: “Với tôi bây giờ, chỉ cần được ngồi bên cạnh những đứa cháu nội, ngoại để kể cho chúng nó nghe những chuyện Trường Sơn năm xưa cũng là một niềm hạnh phúc”…

Bộ đội Trường Sơn làm nên ‘trận đồ bát quái xuyên rừng rậm'

Bộ đội Trường Sơn làm nên ‘trận đồ bát quái xuyên rừng rậm'

Với thế trận đường vận tải được ví như “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thực sự trở thành căn cứ chiến lược, nơi đứng chân của các binh đoàn chủ lực và đơn vị binh chủng, kỹ thuật.Ký ức người lính cùng đồng đội phá nghìn quả bom trên 'tuyến lửa' Trường Sơn

Ký ức người lính cùng đồng đội phá nghìn quả bom trên 'tuyến lửa' Trường Sơn

Chiến tranh đã lùi xa nhưng với người lính Trường Sơn năm xưa, những ký ức về một thời sống trong “mưa bom, bão đạn” vẫn còn mãi. Với ông Nguyễn Văn Đức và đồng đội, mỗi khi nhận nhiệm vụ là chỉ có tiến chứ không bao giờ lui.Những người một thời từng xẻ dọc Trường Sơn

Những người một thời từng xẻ dọc Trường Sơn

Ông Loan tham gia kháng chiến chống Mỹ khi mới 20 tuổi. Ngồi trên xe lăn, thỉnh thoảng ông lại nhớ về trận chiến mùa xuân năm 1968. Đó là lần bom rơi đạn nổ đã cướp mất đốt xương sống của người cựu chiến binh quê ở Hưng Yên.
声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
4
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 163 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Mưa cả đêm do ảnh hưởng bão số 2, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu
  • 艾灸用陈艾好还是新艾好 用陈艾好还是新艾艾灸好
  • 白带增多外阴瘙痒是怎么了 白带增多外阴瘙痒是怎么回事
  • 苍耳子有什么禁忌 苍耳子有什么作用
  • Ý thức tham gia giao thông kém khiến đường phố Hà Nội ngày càng tắc
  • 紫薯的营养怎么样 紫薯和红薯有差别吗
  • 流感疫苗有必要打吗?流感疫苗注意事项
  • 保温杯可以泡柠檬水吗 酸性物质会腐蚀不锈钢材质
  • Tai nạn giao thông để lại hậu quả khủng khiếp và dai dẳng về kinh tế
  • 蚕蛹可以冷冻保存吗 活蚕蛹冷藏能储存几天
  • 相关文章
    热门点击
  • Báo động bệnh nhân mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa
  • 使用香水有副作用吗 如何正确使用香水
  • 孕妇可以吃川穹吗 刺激受孕子宫造成先兆流产
  • 籼米日常应该怎么保存 籼米保存要注意什么
  • TP.HCM sẵn sàng cho Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV năm 2022
  • 秋冬拔火罐能治什么病 拔火罐能治感冒吗
  • 发生骨折怎么治疗 骨折怎么补钙好得快
  • 针灸治疗失眠效果好吗 针灸治疗失眠是什么原理
  • Bắt đầu tháo dỡ những du thuyền bỏ hoang trên Hồ Tây
  • 高血脂晚餐吃什么好 高血脂晚饭适合吃什么菜
  • 标签云
    Người dân TP.HCM đi lễ chùa, du Xuân ngày Mùng 1 Tết  夏天晚上睡觉开窗好吗 夏天晚上开窗睡觉好吗  刚吃完饭没多久就会感觉到饿是怎么回事?  吃剩的榴莲怎么保存 榴莲没吃完怎么保存  Bình Dương chăm lo cho công nhân khó khăn có người thân mất vì COVID  眉毛上长痘痘是什么原因 眉毛上长痘痘怎么治  脱脂牛奶的热量高吗 喝脱脂牛奶会不会发胖  黄芪和什么一起泡水可以补气血 黄芪和什么一起泡水滋补最好  TP.HCM trao tặng hơn 50.000 đầu sách cho thư viện nhiều trường tiểu học  夏天汗蒸好还是冬天好 夏天和冬天汗蒸各有什么区别  芥末能治疗感冒吗 芥末怎么吃效果好  强迫症药物的副作用 强迫症药物有哪些危害?  Lên kế hoạch bay đêm phục vụ người dân đi lại dịp Tết Nhâm Dần  艾叶可以给宝宝洗澡吗 小孩多久泡一次艾叶澡好  英国最新研究 U型幸福曲线 你在哪一个阶段  多久洗一次头发最好 洗头发有哪些误区  Xe tải lao xuống vực ở Sơn La, 2 người tử vong  竹笋可以和豆腐一起吃吗 竹笋与豆腐能一起吃吗  贫血需要注意什么 贫血应该注意什么  男性吃什么食物会导致不育 影响男人不育的食物有哪些  Thời tiết ngày 28/10: Bắc Bộ ngày nắng, Nam Bộ mưa dông  眉毛上长痘痘是什么原因 眉毛上长痘痘怎么治  蚊子晚上太多怎么办 防蚊子的最好办法  生姜对男性有哪些好处 男性吃姜的好处有哪些  Bão Noru giật cấp 14, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810km  隐形眼镜可以用矿泉水泡吗 隐形眼镜放在矿泉水里可以吗  小苏打的作用有哪些 小苏打有什么用途  什么时候不宜洗澡 什么时候洗澡对身体不好  Thời tiết ngày 10/12: Miền Bắc rét về đêm và sáng, miền Nam mưa rào về đêm  蒸大闸蟹需要放盐吗 蒸大闸蟹的时候需要放盐吗  被热水袋烫伤怎么办?使用电热水袋的注意事项  用加湿器喘不上气怎么回事 患有咽喉炎,卫生情况不好滋生病菌  Dấu ấn tình nguyện Mùa hè xanh tại vùng biên giới Đắk Lắk  杨梅能和海鲜一起吃吗 杨梅和海鲜同食会中毒吗  哺乳期得荨麻疹怎么办 中药药浴拔罐治疗针灸治疗  头晕头昏是怎么回事 头晕头昏怎么办  Bão Noru giật cấp 15 sắp vào Biển Đông  长期久坐带来的10大危害 缓解久坐的危害这样做  子宫内膜异位症有什么症状 子宫内膜异位症表现有哪些  熟吃水果的好处有哪些 什么水果熟吃更加养生 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |