您当前的位置:首页 > 知识

Vì sao thanh niên trẻ thích chuyển việc để khẳng định năng lực bản thân

发布时间:2024-10-16 20:24:25

Tình trạng này đẩy doanh nghiệp tuyển dụng rơi vào cảnh ‘khóc dở mếu dở’ vì vừa lỡ kế hoạch nhân sự,ìsaothanhniêntrẻthíchchuyểnviệcđểkhẳngđịnhnănglựcbảnthâ vừa mất chi phí đào tạo.

Trong khi đó, ‘nhảy việc’ quá nhiều cũng khiến không ít người trẻ cảm thấy mất phương hướng, một số vỡ mộng vì không tìm được nơi nào ‘việc nhẹ, lương cao’, mất thời gian mà không học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm. 

Dù mới tốt nghiệp kỹ sư xây dựng dân dụng được gần 5 năm, nhưng tính đến nay Nguyễn Văn Tiến, 27 tuổi, đã thay đổi tới 8 nơi làm việc.

Tiến cho biết, ngày mới ra trường, nhận được thông báo tuyển dụng của một công ty xây dựng ở miền Trung có chế độ đãi ngộ tốt, mức lương, thưởng cao, cậu và một bạn cùng lớp khấp khởi vào Huế làm việc. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm cả hai phải quay ngược ra Bắc vì công việc vất vả và ‘không hợp thủy thổ’.

Nguyễn Văn Tiến chia sẻ: “Đợt đấy kiếm cũng khá nhưng thời tiết trong đấy nắng gió bọn em không quen. Với cả, thanh niên xa nhà tiền kiếm được bao nhiêu cũng tiêu pha hết, chẳng tích lũy được gì, nên làm hơn 1 năm thì bọn em quyết định xin nghỉ công ty đấy”.

Ra Bắc, Tiến lần lượt xin vào 7 công ty khác nhau, từ ngồi văn phòng tới ra giám sát ngoài công trường, nhưng không nơi nào làm lâu quá 1 năm.

Tiến cho biết, có nhiều lý do khiến cậu ‘nhảy việc’ liên tục như vậy, thậm chí có chỗ chỉ sau hơn 2 tháng thử việc: “Mấy công ty trước em làm có chỗ cũng nhàn, chỉ ngồi văn phòng thôi thỉnh thoảng mới phải chạy ra ngoài nhưng lương hơi thấp với không phát triển được. Có chỗ lương thì được nhưng vất vả làm cả tuần không được nghỉ, nên mình cảm thấy công ty trả không xứng với công sức mình bỏ ra”.

Tương tự như Nguyễn Văn Tiến, Phạm Thùy Dung, tốt nghiệp cử nhân kinh tế được 4 năm nhưng bản CV đã dày kín những nơi từng làm việc. Tính thời gian trung bình, cô chỉ làm 6 tháng ở mỗi công ty.

Thùy Dung cho biết: “Tính từ ngày ra trường đến giờ em phải chuyển đến 7-8 công ty rồi, chỗ lâu nhất cũng được hơn 1 năm, chỗ ít nhất thì chưa được 1 tháng. Tính em thích bay nhảy, không quen làm lâu ở đâu. Với cả thấy chỗ nào tốt, lương thưởng cao, môi trường phù hợp, phát triển được thì mình chuyển thôi. Theo em thời buổi này không nhất thiết phải gắn bó quá lâu ở một chỗ”.

Theo các chuyên gia, tác động của đại dịch COVID-19 và sự thay đổi xu hướng làm việc đang khiến nhiều người, đặc biệt là giới trẻ luôn sẵn sàng trong tư thế ‘nhảy việc’.

Khác với trước đây, không ít thanh niên ‘thế hệ Z’ cho biết, họ sẵn sàng thay đổi chỗ làm để tìm kiếm cơ hội tốt hơn thay vì lựa chọn một công việc đòi hỏi sự cống hiến lâu dài. Một số nghĩ ngay đến chuyện nhảy việc nếu không nhận được mức lương mong muốn, cảm thấy văn hóa công ty không phù hợp hay thậm chí chỉ vì vài lần bị sếp khiển trách. Tình trạng này khiến không ít doanh nghiệp tuyển dụng rơi vào thế khó vì vừa lỡ kế hoạch nhân sự, vừa mất chi phí đào tạo.

Ông Đào Đức Hải, Phó Giám đốc Xí nghiệp Tư vấn thiết kế cơ điện 1, Công ty Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam CDC cho biết: “Nhân viên mới vào đương nhiên phải đào tạo thì họ mới làm được việc, như các doanh nghiệp có hệ thống hồ sơ chất lượng ISO, thì mình phải đào tạo họ về ISO, đào tạo về chuyên môn thì mới làm việc được. Họ mà nghỉ thì đương nhiên là mình sẽ mất công đào tạo đấy.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang gặp tình trạng này. Ví dụ như mình tìm được một ứng viên tốt, có năng lực thì doanh nghiệp sẽ có kế hoạch định hướng phát triển. Nhưng được một thời gian mà họ xin nghỉ thì sẽ làm cho định hướng của mình phải điều chỉnh”.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Khương Thị Oanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Kota cho rằng, không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp, những người nhảy việc thường xuyên khi đến ứng cử ở doanh nghiệp khác có thể gây e ngại trong mắt nhà tuyển dụng, bởi không đơn vị nào muốn mất thời gian, công sức đào tạo cho cá nhân chỉ làm vài tháng hoặc một năm rồi xin nghỉ.

“Khi bắt đầu tuyển dụng mà nhìn thấy một CV trải qua rất nhiều nơi làm việc thì ấn tượng đầu tiên của tôi là rất ái ngại. Bởi vì nếu trong một thời gian ngắn mà các bạn đã trải qua rất nhiều nơi làm việc như thế thì liệu khi vào công ty của tôi có thể gắn bó lâu dài với chúng tôi hay không. Đó là điều chúng tôi phải suy nghĩ. Cho dù bạn có thực sự phù hợp với vị trí mà chúng tôi đang cần thì chúng tôi cũng phải cân nhắc. Bởi nếu trong trường hợp cũng làm một thời gian ngắn sau đó bạn lại muốn chuyển một công việc khác thì sẽ rất khó khăn, mất công của doanh nghiệp”.

Theo bà Oanh, mỗi công việc đều đòi hỏi quá trình tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm, nhảy việc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kiến thức chuyên sâu của người lao động, trong khi đó, đối với nhà tuyển dụng đây có thể là tín hiệu tiêu cực.

“Cái gì cũng cần có sự rèn rũa bền bỉ và nếu như bạn muốn nhận được thành quả tốt thì buộc phải đầu tư thời gian, công sức cho công việc đấy. Nếu nhảy việc thường xuyên thì sau một thời gian nhìn lại hầu như bạn không có cái gì trong tay cả. Có thể nói đến cái gì bạn cũng biết, nhưng không phải là kiến thức chuyên sâu về công việc”.

Còn nhìn nhận ở góc độ chuyên gia, bà Nguyễn Thị Huyền, điều phối viên quốc gia, Văn phòng Tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam nhận định:

“Nhảy việc nhiều cũng có một số cơ hội ví dụ như có thể thử thách được bản thân mình ở các trải nghiệm nghề nghiệp, môi trường nghề nghiệp khác nhau. Nhưng mà mặt trái của nó là có thể chưa trải nghiệm sâu, học hỏi sâu 1 cái gì thì đã nghỉ việc nên kinh nghiệm chưa sâu, nên là thách thức để các bạn trẻ xây dựng cho mình 1 con đường phát triển nghề nghiệp.

Người ta thường ví phát triển nghề nghiệp nên là hình chữ T ngược, phần nền có thể rộng, nhưng sau khi đi theo chiều rộng phải đi về chiều sâu. Thế thì việc nhảy việc nhiều chỉ có thể là chiều rộng, ở lại 1 vị trí đủ lâu mới có thể có chiều sâu. Nêu kết hợp cả 2 mới là nhân tố tốt nhất cho phát triển nghề nghiệp, vừa có chiều rộng và có chiều sâu”.

 “Đừng để mất định hướng tương lai”

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng đa dạng, hiện tượng nhảy việc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với các thanh niên trẻ, đặc biệt là thế hệ Z (những người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012), quá trình này diễn ra chóng vánh và mơ hồ hơn. Trào lưu đi làm ‘thích thì nghỉ’ cũng diễn ra phổ biến hơn.

Dù vậy, nhảy việc quá nhiều, thậm chí theo cảm xúc nhất thời, khiến nhiều người rơi vào trạng thái mất phương hướng, một số trở nên hoài nghi về khả năng của bản thân và bế tắc với vòng luẩn định hướng tương lai.

Sau gần 5 năm ra trường, Nguyễn Văn Tiến, một kỹ sư xây dựng cho tôi biết, dù đang làm ở một doanh nghiệp nhà nước nhưng trong ngăn bàn cậu lúc nào cũng sẵn 2 bộ hồ sơ xin việc, để ‘không bị lỡ cơ hội khi cần’.

Tiến chia sẻ, nhiều lúc cũng ‘oải’ vì có thể sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nếu chuyển công ty, sang chỗ khác vẫn là ‘lính mới’, phải thử việc như sinh viên mới ra trường, nhưng cậu vẫn đang cố ‘săn’ một công việc phù hợp hơn.

Thực tế, trường hợp của Tiến không phải cá biệt, thậm chí có không ít thanh niên mới đi làm được 2 năm nhưng đã chuyển đến 6-7 chỗ làm khác nhau và nhiều người trẻ hiện nay quan niệm nhảy việc không phải là vấn đề gì quá to tát.

Có thể thấy, 2 năm qua đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến thị trường lao động, thay đổi xu hướng việc làm khiến tình trạng nhảy việc diễn ra phổ biến hơn.

Nhảy việc chưa hẳn là không tốt, nếu bạn dành đủ thời gian để suy nghĩ thấu đáo, hiểu bản thân đang thiếu và cần trau dồi thêm những kinh nghiệm gì.

Trong một số trường hợp nhảy việc còn thể hiện tính năng động của người trẻ, dám bứt ra khỏi ‘vùng an toàn’ để tìm kiếm cơ hội, thách thức mới, thực hiện ước muốn, đam mê. Tuy nhiên, hiện nay không ít thanh niên chọn cách nhảy việc chỉ vì ‘một phút bốc đồng’, muốn đốt cháy giai đoạn, khi công việc hiện tại gặp áp lực và không xác định được mục tiêu dài hạn của bản thân.

Tương lai là điều khó đoán định. Một người nhất thời nhảy việc, ‘đứng núi này trông núi nọ’, khó có thể biết được công việc mới có thú vị, hấp dẫn như kỳ vọng hay không, hay sau một thời gian sẽ trở thành nhàm chán với áp lực không hề thay đổi.

Có ý kiến cho rằng thế hệ Z hiện nay bước vào đời với quá nhiều cơ hội việc làm, được tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến hơn thế hệ trước, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học. Do vậy họ cũng sáng tạo, tự tin hơn, vì thế cái tôi cá nhân cũng cao hơn.

Nhưng tôi cho rằng, nhiều người trẻ còn hiểu chưa sâu về thế giới nghề nghiệp, chưa vấp váp, cũng như chưa hiểu chính bản thân mình. Có câu ‘bông lúa chín là bông lúa cúi đầu’, đến lúc nội tâm đủ mạnh, kiến thức đủ sâu, kinh nghiệm đủ dày; tôi tin khi đó, dù nhảy việc thì đó cũng là bước đi chắc chắn hướng tới tương lai của các bạn trẻ.

Xây dựng giá trị nghề nghiệp đòi hỏi thời gian và cả tính kiên trì. Trong quá trình đó, hãy đặt ra một lộ trình để tự khám phá bản thân, biết điểm mạnh của mình ở đâu, biết bản thân muốn làm công việc gì. Và lựa chọn nhảy việc có giúp đạt được điều bạn muốn hay không?./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
5567
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 169 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Bệnh sốt xuất huyết tăng 4 lần năm ngoái 4 ca tử vong ở Tiền Giang
  • 洋葱有什么功效与作用 吃洋葱有什么禁忌
  • 指甲上只有大拇指有月牙代表什么?
  • 闪电会不会劈死人 闪电会电死人吗
  • Xe bán tải tông xe máy khiến 2 người tử vong 
  • 吃什么能够解酒?最快的解酒方法
  • 怎么判断是不是肠胃炎 肠胃炎疼痛会持续多久
  • 按摩有什么好处呢 按摩的好处有哪些
  • Quán cà phê Mơ Phố là nơi gặp gỡ của những tấm lòng đẹp
  • 春季如何预防感冒 春天感冒如何预防
  • 相关文章
    热门点击
  • 11 lĩnh vực thuộc Bộ Tài chính mà người có chức vụ không được lập doanh nghiệp
  • 清肺润肺有什么方法 清肺润肺的方法有哪些
  • 益智仁是什么?益智仁的功效与作用
  • 吃荔枝被酒驾 吃荔枝酒驾是真是假
  • Lưu ý gì khi tự phục hồi chức năng hậu COVID
  • 为什么总是睡不醒 总睡不醒是什么原因
  • 冬虫夏草能治哮喘吗 冬虫夏草可以治哮喘吗
  • 疲劳吃什么食物好 吃什么食物能缓解疲劳
  • Đề nghị tạm dừng thanh toán hợp đồng dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh
  • 三维彩超什么时候做最好 三维彩超几个月做最好
  • 标签云
    Các bệnh viện đầu ngành sẵn sàng hỗ trợ y tế miền Trung khi có bão lũ  甘草吃多了有什么害处 甘草吃多了对身体好吗  什么情况下需要拔智齿 拔智齿要注意什么  吃什么可以预防脱发 哪些食物能防脱发    Kiên quyết xử lý vi phạm đối với những xe che biển, dùng biển số giả  哪些人适合吃鹿茸 鹿茸有什么功效和作用  哪些蔬菜汁可以清肠胃 喝蔬菜汁有什么好处  哪些小动作会换来人体的健康 按摩鼻子有哪些手法  Trao giải Cuộc thi mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam “Cảm xúc trong em” mùa thứ 3  女性肾虚会不孕吗 不孕跟肾虚有关系吗  兰香子怎么吃?兰香子的禁忌  洗牙怎么洗 洗牙有什么好处  Sóc Trăng ứng phó mặn xâm nhập  藕粉和鸡蛋能一起吃吗 藕粉和鸡蛋一起吃好不好  奶酪能补钙吗 成年人吃奶酪能补钙吗  睡觉前不能干什么?睡觉前不能做的事情  4.000 xe đạp sẽ tham gia giao thông khi thực hiện xe đạp đô thị  淘米水有什么用处 怎么有效使用淘米水  酸奶和什么搭配能够丰胸养颜 酸奶怎么吃对胸部发育有好处  怎样吸草莓印 怎么吸草莓印好看  Vũng Tàu xử phạt nhiều chủ xe đỗ gây mất an toàn giao thông trước chung cư  擤鼻涕耳朵里响怎么回事 鼓膜穿孔神经性耳鸣咽鼓管  孩子左撇子怎么办 孩子左撇子需要纠正吗  螃蟹里面黄黄的是什么 螃蟹里的黄颜色的是什么  Cháy lớn tại cửa hàng trang trí nội thất ở Bạc Liêu  人参能泡水喝吗 人参能泡水喝有什么好处  丹毒吃什么食物好 丹毒病人吃什么好  加班熬夜会对身体哪些部位造成损伤 如何应对熬夜损伤  Bát nháo chợ cóc ở Hà Đông ngang nhiên bày bán trên vỉa hè, lòng đường  新衣服买回来要洗吗 新衣服需要洗洗再穿吗  水蜜桃能放几天 水蜜桃能放多久  开心果是酸性还是碱性 开心果是酸性的吗  Khởi động dự án giao thông với vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng ở Tiền Giang  春季不排毒对身体有哪些危害 春季不排毒有哪些隐患  白醋能驱蚊吗 煮沸的醋能驱蚊吗  冬天耳朵怎么防冻 冬天冻耳朵怎么预防  Khai thác cát thiếu kiểm soát khiến ĐBSCL mong manh  口腔溃疡吃什么好 口腔溃疡吃什么菜比较好  家用热水器该如何维护和保养 热水器保养的方法有哪些  湿发睡觉后头痛怎么办?湿发睡觉的危害 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |