您当前的位置:首页 > 休闲

Hà Nội thiếu trường học nhưng đất xây trường lại bỏ hoang

发布时间:2024-10-16 22:16:50

 

Ông Nguyễn Văn Tần,àNộithiếutrườnghọcnhưngđấtxâytrườnglạibỏ một người dân sinh sống lâu năm tại Tổ dân phố số 12, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội không khỏi xót xa khi nhìn nhiều khu đất được ông và bà con nơi đây bàn giao cho chủ đầu tư từ cách đây 20 năm để xây dựng trường học nhưng tới nay con cháu ông đang thiếu chỗ học.

“Những ô đất bỏ hoang đã gần 20 năm rồi, người ta chỉ quây tôn để đấy thôi chứ không xây dựng gì cả. Chúng tôi rất bức xúc, đất thì hoang hóa, các cháu thì không có trường, không có lớp để học. Giờ con em của chúng tôi phải học 2 ca hoặc nghỉ học trong tuần”, ông Tần nói.

Mỗi năm, với 1.800 -2000 trẻ được sinh ra trên địa bàn, ông Nguyễn Tất Thắng, Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc phường Hoàng Liệt cho biết, nếu không xây dựng được thêm trường mới thì có thể năm sau hoặc năm sau nữa, việc bốc thăm để giành suất vào trường sẽ diễn ra với cả khối tiểu học và các cháu lứa tuổi 3-4 sẽ không có cơ hội học trường mầm non công lập do ưu tiên trường lớp cho các cháu 5 tuổi học tiền tiểu học.

Trong bối cảnh thiếu trường học nhưng đất xây trường lại bỏ hoang, ông Nguyễn Tất Thắng cho biết, khi được giao lại 7 lô quy hoạch xây trường ở phường Hoàng Liệt, UBND quận Hoàng Mai sẽ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để xây trường công lập.

“Trên địa bàn phường có nhiều ô đất quy hoạch để xây dựng trường học mà các chủ đầu tư chậm hoặc không triển khai. Từ ý kiến nhân dân, lãnh đạo quận báo cáo Thành phố, nếu chủ đầu tư không triển khai thì thu hồi lại, bàn giao cho quận đầu tư bằng kinh phí nhà nước để xây trường công.

Đề nghị nhanh chóng có hướng giải quyết làm sao nhanh chóng xây dựng thêm trường, đáp ứng nhu cầu của người dân”, ông Nguyễn Tất Thắng cho biết.

Trong khi đó, theo kế hoạch giai đoạn 2022-2025, Hà Nội phấn đấu tăng thêm từ 432 đến 552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Mục tiêu này đang đứng trước thách thức lớn là các địa phương, đặc biệt các quận nội đô rất thiếu quỹ đất để xây trường. Điều này khiến các trường khó đạt chuẩn quốc gia và việc đầu tư xây thêm trường mới lại càng khó hơn.

Trao đổi về vấn đề này, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, Hà Nội đang giải bài toán thiếu quỹ đất xây trường bằng cách ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường công lập trong nội thành khi di dời trụ sở các bộ, ngành, các trường cao đẳng, đại học, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy…và đề nghị cấp phép cho trường học được xây cao tầng hơn.

Đối với các khu đô thị mà tốc độ xây trường học là chậm hơn tốc độ xây dựng nhà ở và gia tăng dân số, theo ông Đào Ngọc Nghiêm cần thanh tra, giám sát để có biện pháp xử lý phù hợp: “Trong thể chế đã quy định, một khu đô thị phải đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội thì mới được khai thác sử dụng.

Vừa rồi Hội đồng Nhân dân Thành phố đã có cơ chế tổ chức các đoàn giám sát và rà soát lại, nếu quá thời hạn mà không thực hiện thì Thành phố có quyền thu hồi để Thành phố dùng vốn ngân sách xây hoặc giao cho chủ đầu tư khác xây dựng. Đây là giải pháp linh hoạt của Hà Nội đối với các khu đã xây dựng nhưng không thực hiện đúng quy hoạch”.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, cần phải thanh tra toàn bộ đất dành cho giáo dục tại các khu đô thị khi mà nhiều khu đô thị ở Hà Nội đang “bỏ quên” trường học. Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo cơ quan thanh tra vào cuộc, xử lý rõ trách nhiệm của địa phương và các chủ đầu tư không hoàn thành trách nhiệm xây dựng hạ tầng xã hội nhưng đã bán nhà cho người dân.

“Việc giám sát lập và triển khai công tác quy hoạch ở các khu đô thị là quan trọng nhất với nội dung trọng tâm là giám sát quỹ đất dành cho trường học trong khu đô thị triển khai đến đâu. Nếu chủ đầu tư xây dựng nhà trước để bán thu lợi nhuận trước và nại lý do chưa xây trường học thì phải kiểm tra mà quá hạn rồi thì không chỉ thu hồi mà còn phải xử phạt.

Thực hiện nghiêm chế tài về quy hoạch và xây dựng để các chủ đầu tư khác thấy được trách nhiệm của mình đối với xã hội”, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói. 

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em.

Trong đó, rà soát, kiểm tra các dự án khu đô thị mới, có biện pháp yêu cầu các chủ đầu tư dành quỹ đất và xây dựng các cơ sở giáo dục theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Thực trạng các khu đô thị tại Hà Nội thiếu trường học nhiều năm liền cùng nỗi lo quỹ đất cho giáo dục ngày càng eo hẹp đã được dư luận đề cập tới nhiều nhưng tới nay vẫn chưa có giải pháp hiệu quả.

Để Hà Nội có thêm hơn 500 trường chuẩn quốc gia trong vòng 3 năm tới theo kế hoạch thì cần sự vào cuộc từ nhiều phía bởi câu chuyện “đất đâu để xây trường” đang vượt ngoài khả năng của chính quyền địa phương.

“Đòi” đất xây trường bằng cách nào?”

Không chỉ tại “điểm nóng” phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai với 12 tòa chung cư HH Linh Đàm, tại nhiều khu đô thị tại Hà Nội cũng đang có nhiều khu đất bị bỏ hoang. Đặc biệt, ở các quận lõi, nhiều khu đất được quy hoạch để xây trường nhưng chủ đầu tư nhượng lại cho nhà đầu tư thứ cấp hoặc chậm triển khai gây quá tải cho các trường công lập được xây dựng từ trước.

Như huyện Thanh Oai nơi có khu đô thị Thanh Hà ước tính sẽ có khoảng 20 vạn dân sinh sống đã kiến nghị thu hồi 21 điểm trường công lập để địa phương đầu tư công. Còn quận Hà Đông có 4 nhà đầu tư được giao làm chủ đầu tư 22 dự án trường học trong các khu đô thị thì đến nay mới có 8/22 dự án trường học hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trong khi chủ đầu tư nhiều khu đô thị chưa có trách nhiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng xã hội, trong đó có trường học phục vụ dân cư, chính quyền địa phương lo ngại sẽ quá tải trường học, gây áp lực cho ngành giáo dục và nhiều lần gửi kiến nghị tìm giải pháp dứt điểm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, sau những kiến nghị thì mọi thứ vẫn "yên ắng", đất để xây trường vẫn bỏ không để cỏ mọc um tùm.

Để giải bài toán khó về quỹ đất xây trường học, chính quyền TP Hà Nội cần có cơ chế kiểm soát, đánh giá chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện theo đúng quy hoạch của các chủ đầu tư dự án. Kiên quyết “gạch tên” các dự án thiếu hoặc tìm cách “lách” không xây trường học; thậm chí không cấp phép đi vào hoạt động đối với các khu đô thị chưa hoàn thiện các công trình hạ tầng xã hội trong đó có trường học.

UBND thành phố cần chỉ đạo, rà soát việc thực hiện các dự án xây dựng trường học trong các khu đô thị; ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường học khi di chuyển các cơ quan, đơn vị thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô; thu hồi các dự án chậm triển khai, để bàn giao cho UBND quận, huyện xây trường.

Đồng thời, hạn chế cấp phép xây dựng các khu đô thị và chung cư cao tầng tại khu vực nội thành để giảm học sinh do tăng dân số cơ học.

Đối với việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án được quy hoạch xây dựng trường học thuộc thẩm quyền của các bộ ngành Trung ương; cần có sự chỉ đạo từ Chính phủ yêu cầu các đơn vị chức năng liên quan rà soát lại quá trình thực hiện Luật Quy hoạch, Luật Giáo dục bóc tách cụ thể trách nhiệm của chính quyền địa phương và từng chủ đầu tư, xử lý trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong từng giai đoạn đã để xảy ra tình trạng không thực hiện đúng quy định.

Trong đó, Bộ Xây dựng có vai trò phải kiểm tra, xử lý các vi phạm chuyên ngành và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn; Thanh tra Chính phủ vào cuộc làm rõ trách nhiệm phần nào thuộc về chính quyền địa phương, phần nào là trách nhiệm của chủ đầu tư để có đề xuất xử lý nghiêm khắc với những cá nhân để xảy ra sai phạm, đồng thời khắc phục hậu quả là bổ sung trường học theo quy định.

Bên cạnh đó, là vai trò của chính quyền các địa phương. Từ chỗ thấy được nguy cơ thiếu chỗ học cho con em trên địa bàn, các địa phương cần chủ động các biện pháp thúc giục, yêu cầu các chủ đầu tư khu đô thị trên địa bàn phải sớm xây dựng đủ hạ tầng thiết yếu, trong đó có trường học.

Mặt khác, kiến nghị thu hồi diện tích đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm Luật Đất đai; sau đó chuyển sang đầu tư công vì chờ đợi nhà đầu tư thực hiện thì không biết đến bao giờ./.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
73255
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 13845 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • Gia đình 3 chiến sỹ PCCC vừa hy sinh không kêu gọi xin tiền phúng điếu trên mạng
  • 秋葵可以和什么一起炒 秋葵可以和什么一起种
  • 大盘鸡家常怎么做出颜色漂亮味道正宗
  • 皮蛋可以和什么炒 皮蛋可以跟什么一起炒
  • Học sinh TP.HCM tựu trường vào ngày 22/8
  • 汤圆的吃法 小汤圆的做法
  • 鸡蛋酸奶布丁的做法不用烤箱 鸡蛋酸奶布丁的简单做法
  • 简单又美味的蒸米粉怎么做
  • Người dân về quê ăn Tết, quốc lộ 1 đông đúc phương tiện, cao tốc vắng vẻ
  • 红糖、白糖、冰糖,应该怎样吃
  • 相关文章
    热门点击
  • Xe chở 23 hành khách lao xuống đèo Đại Ninh ở Bình Thuận
  • 东瓜和什么一起炒好吃 东瓜炆什么好吃
  • 宫保鸡丁家常做法 宫保鸡丁制作方法家常
  • 在家用铁锅怎样熏香肠 自己在家用铁锅怎样熏腊肉
  • Rút ruột, chia phần hàng trăm ha rừng thông Lộc Phú
  • 丸子和什么菜一起炒 丸子加什么菜炒好吃
  • 猪肝可以和什么一起炒 炒猪肝怎么炒才好吃
  • 宝宝8个月能不能吃鱼哪种最合适
  • Cấp cứu kịp thời người đàn ông đâm vào bụng tự sát
  • 桂林米粉热量高吗 一碗二两桂林米粉的热量
  • 标签云
    Một số cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM thiếu hàng cục bộ trong ngày  远离让你胃病加重的食物和药物  腊肠炒什么菜好吃 腊肠炒鸡腿菇的做法  做吐司面包的方法是什么  “Vượt lên thương tật”, xây dựng cuộc sống hạnh phúc  炸元宵的正确做法 炸元宵的正确做法不需要解冻  荔枝冷冻一个月还能吃吗  怎么挑选新鲜排骨 排骨需要炖多久  Hơn 16000 giáo viên ra khỏi ngành giáo dục là hiện tượng không bình thường  皮蛋可以和什么炒 皮蛋可以和什么炒着吃  怎么煮鱼汤才会白 鱼汤加什么才会白  炸元宵的做法 汤圆怎么炸  Bé trai sơ sinh trong chiếc túi xách cùng bức thư “mẹ xin lỗi con”  清晨最不该吃的三类食物  冰淇淋冻了两年还能吃吗  龙鱼的做法有哪些 龙鱼的做法大全家常  Ứng phó với bão số 4: Cộng đồng an toàn, ý thức người dân là quan trọng nhất  辣椒炒肉怎么做 辣椒炒肉的做法 家常  冰淇淋冻了两年还能吃吗  榴莲软成泥了还能吃吗  Phòng biến thể XBB.1.5: WHO khuyến cáo đeo khẩu trang trên các chuyến bay đường dài  秋葵怎么焯水没有粘液  拔丝苹果制作的步骤 创造与魔法拔丝苹果怎么制作  胡萝卜能和什么一起炒 胡萝卜和什么一起炒好吃  Đẩy mạnh thanh tra để thu hồi gần 14.600 tỷ đồng chậm đóng BHXH  肉片有哪些做法大全 肉片怎么做  拔丝苹果制作的步骤 创造与魔法拔丝苹果怎么制作  鸭蛋和什么一起炒好吃 鸭蛋放什么炒好吃  Bình Dương mong muốn sớm giao Quốc lộ 1K cho địa phương quản lý  煮熟水果的妙用有哪些  西柚怎么榨汁才好喝 酸奶西柚汁怎么榨好喝  煮绿豆汤水放少了中途可以加水吗  ĐBSCL cần cảnh giác nguy cơ các trường hợp F0 tái nhiễm  绿豆汤开花解毒还是不开花解毒  喝了绿豆汤吃药还管用吗还有效果吗  饺子馅怎么调比较入味 怎么调肉饺子馅  Nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn ở Hòa Bình khiến 20 người bị thương  潮汕小吃有哪些 潮汕好吃的美食  鲫鱼有哪些做法 很小的鲫鱼有哪些做法好吃  鸡肉和什么一起炒 炒鸡块怎么炒好吃 
    乌白马角网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |